Một trong những chức năng chính của thận chính là lọc máu trong cơ thể. Khi thận không thể thực hiện hiệu quả chức năng này, nước và natri sẽ tích tụ trong cơ thể và gây tình trạng sưng.
Sưng chính là biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu gây tổn thương cho hệ thống thoát nước của thận. Triệu chứng phù do suy thận thường có thể quan sát thấy ở chân và quanh mắt.
4. Nguy cơ bệnh xơ gan
Khi bạn mắc bệnh xơ gan, gan có thể hình thành sẹo và dòng máu chảy vào gan bị hạn chế, gây tăng huyết áp và sưng chân. Xơ gan cũng có thể tác động tới sự sản sinh albumin, một loại protein đóng vai trò điều hòa dòng máu chảy trong gan. Khi mức độ albumin giảm, bàn chân và mắt cá chân có thể bị sưng phù.
5. Hệ thống bạch huyết tắc nghẽn
Cùng với các mạch máu, các mạch bạch huyết (bạch mạch) cũng giữ vai trò cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các mô, cơ quan, đồng thời loại bỏ chất thải và CO2. Khi các mạch bạch huyết bị tắc nghẽn và không thực hiện được chức năng dẫn lưu có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng gây nên tình trạng phù bạch huyết.
Phù bạch huyết có thể xảy ra do nhiễm trùng, phẫu thuật, chấn thương, phóng xạ, điều trị ung thư và các yếu tố khác.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 7 nguyên nhân có thể khiến bạn bị phù nề chân.