backup og meta

Phẫu thuật hàm móm: Đừng bỏ qua những thông tin sau

Phẫu thuật hàm móm: Đừng bỏ qua những thông tin sau

Hàm móm là tình trạng khớp cắn bị ngược gây ra khuyết điểm trong cấu trúc xương hàm, làm phát sinh nhiều trở ngại như: mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến phát âm và chức năng nhai của răng.

Phương pháp phẫu thuật hàm móm là một phương pháp giúp chỉnh sửa lại khuyết điểm này. Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu tất cả những thông tin xoay quanh hình thức phẫu thuật này nhé!

Tại sao hàm lại bị móm?

Rất nhiều người thường hay nhầm lẫn hàm móm với răng móm. Khi bạn có nhu cầu can thiệp chữa trị tình trạng này thì cần phải xác định rõ ràng tình trạng móm để có thể điều trị hiệu quả nhất.

Tình trạng hàm móm thường xảy ra do di truyền, nhưng cũng có một số ít trường hợp là từ bệnh lý gây ra. Hàm móm có thể là dấu hiệu của một trong những tình trạng cực kỳ hiếm gặp sau đây:

  • Cơ thể bạn sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng, làm cho các mô to ra, bao gồm cả hàm dưới của bạn.
  • Hội chứng nevus tế bào đáy (Hội chứng Gorlin) là một tình trạng di truyền hiếm gặp gây ra các đặc điểm bất thường trên khuôn mặt, bao gồm cả hiện tượng tăng sinh trong một số trường hợp.
  • Acrodysostosis là một tình trạng bẩm sinh rất hiếm gặp ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Những người mắc chứng này thường có tay và chân ngắn, mũi ngắn, hàm trên nhỏ khiến hàm dưới có vẻ to hơn bình thường

Quá trình phẫu thuật hàm móm diễn ra như thế nào?

Xem xét tình trạng răng

Để có thể tiến hành phẫu thuật hàm móm, bạn cần tuân thủ quy trình sau:

Khám bệnh và tư vấn trước khi tiến hành phẫu thuật hàm móm

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn sẽ phải đến bệnh viện để xác định nguyên do khiến bạn bị móm để có phương pháp điều trị phù hợp. Khi bác sĩ xác định tình trạng móm do hàm thì sẽ tiến hành xây dựng phác đồ chỉnh hàm phù hợp.

Ngoài ra, tại một số bệnh viện lớn, phác đồ này sẽ được thể hiện dưới dạng 3D, giúp bạn dễ dàng hình dung được tình trạng răng sau khi phẫu thuật.

Kiểm tra sức khỏe tổng quát

Bạn sẽ cần làm xét nghiệm máu, nước tiểu… và một số xét nghiệm bệnh lý khác. Từ những kết quả này, bác sĩ xem xét bạn có đủ tiêu chuẩn để tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm hay không.

Gây mê cục bộ

Việc gây mê này là cần thiết, giúp bạn tạm ngưng cảm nhận cảm giác đau đớn và mang lại tâm lý bình tĩnh, an tâm hơn khi ca phẫu thuật diễn ra.

Tiến hành phẫu thuật hàm móm

Phẫu thuật hàm móm được tiến hành bằng cách: Bác sĩ sẽ rạch một đường vào lợi ở mỗi bên hàm dưới, ngay sau răng hàm. Sau đó cắt xương của hàm dưới và tiến hành di chuyển xương hàm dưới về phía trước hoặc phía sau nhằm điều chỉnh tình trạng móm. Kế đến, bác sĩ sẽ đặt đĩa hoặc vít để giữ xương hàm đã điều chỉnh ở vị trí mới. Cuối cùng, bác sĩ sẽ khâu kín các vết rạch trên nướu răng của bạn.

Tái khám

Sau khi hoàn thành phẫu thuật, bạn cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Việc tái khám sẽ giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng hàm sau phẫu thuật và thực hiện một số dịch vụ khác nếu cần.

Những điều cần biết về phẫu thuật hàm móm

Ăn cháo, súp trong những ngày đầu sau phẫu thuật

Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không?

Không là câu trả lời cho câu hỏi “Phẫu thuật hàm móm có nguy hiểm không?”. Theo các chuyên gia răng hàm mặt hầu hết những phẫu thuật liên quan đến hàm đều rất an toàn. Nhưng bạn cần phải lưu ý những triệu chứng có thể gặp sau phẫu thuật để có thể can thiệp đúng cách và kịp thời.

Phẫu thuật hàm móm hết bao nhiêu tiền?

Chi phí cho phẫu thuật hàm móm sẽ dao động từ 80 – 100 triệu đồng, mức phí này chưa bao gồm các khoản chi phí khác.

Những ngày sau phẫu thuật sẽ diễn ra như thế nào?

Phẫu thuật hàm móm không gây ra quá nhiều đau đớn, song bạn vẫn cần uống thuốc giảm đau do bác sĩ kê để tránh được những cơn đau. Trong vài ngày đầu tiên, bạn sẽ có cảm giác khó chịu và có thể mất đến vài tuần để cơn đau biến mất hoàn toàn. Bạn cần tiêm thuốc kháng sinh qua tĩnh mạch ở cánh tay trong khi nhập viện, để đảm bảo khu vực phẫu thuật lành lại mà không bị nhiễm trùng. Sau đó, bạn sẽ được xuất viện bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và một đợt thuốc kháng sinh.

Ngay sau khi phẫu thuật, khuôn mặt của bạn sẽ bị sưng và có cảm giác căng, cứng hàm khiến bạn không thể há miệng rộng được. Cổ họng của bạn cũng có thể khó chịu và khó nuốt trong những ngày đầu tiên.

Tình trạng sưng và bầm tím sẽ tan biến dần nhưng tình trạng này diễn ra tồi tệ nhất vào những ngày thứ hai hoặc thứ ba sau khi phẫu thuật. Bạn có thể chườm lạnh và nằm thẳng lưng trong vài ngày để giảm sưng. Hầu hết các vết sưng sẽ biến mất sau hai tuần nhưng đôi lúc sẽ có một số vết sưng nhẹ có thể kéo dài đến vài tháng.

Tôi có thể ăn uống bình thường sau khi phẫu thuật không?

Trong những ngày đầu thì bạn sẽ không thể ăn uống bình thường. Trong một hoặc hai ngày đầu tiên, bạn nên ăn những món lỏng dễ nuốt như súp, cháo. Sau đó, bạn sẽ có thể chuyển dần chế độ ăn thức ăn mềm. Sẽ mất khoảng một vài tuần bạn mới có thể ăn uống lại bình thường.

Phẫu thuật chỉnh hàm móm phải nằm viện bao lâu?

Đa số, bạn sẽ cần phải nằm viện một hoặc hai ngày đêm sau ca phẫu thuật. Nhưng số khoảng thời gian này sẽ thay đổi tùy vào tình trạng mỗi người. Trước khi bạn xuất viện, vị trí của hàm sẽ được kiểm tra bằng tia X-quang.

Triệu chứng có thể gặp sau ca phẫu thuật hàm móm

Phương pháp phẫu thuật hàm móm rất hiếm khi xảy ra biến chứng nhưng bạn cần phải lưu ý và đến ngay bệnh viện nếu gặp những tình trạng sau đây: 

  • Chảy máu: Tình trạng chảy máu quá nhiều sau phẫu thuật là bất thường. Khi xảy ra, bạn nên cầm máu bằng cách áp khăn sạch hoặc bông lên khu vực đó ít nhất 10 phút. Trường hợp không cầm được máu, bạn cần đến bệnh viện ngay.
  • Tê: Tình trạng tê, ngứa ran môi dưới có thể kéo dài đến vài tháng nhưng ở một số ít bệnh nhân, tình trạng này có thể kéo dài mãi mãi.
  • Nhiễm trùng: Hàm sẽ được cố định bằng các đĩa và đinh vít nhỏ để có thể vĩnh viễn giữ được nguyên vị trí. Trường hợp đĩa và đinh vít được sử dụng là titan, bạn sẽ không bị ảnh hưởng máy dò kim loại trong sân bay… Nhưng đôi khi chúng có thể bị nhiễm trùng và cần được loại bỏ. Vấn đề này là điều bình thường và sẽ xảy ra trong vòng vài tháng sau khi phẫu thuật.
  • Điều chỉnh khớp cắn: Trong những tuần sau phẫu thuật, bạn thường phải cài dây thun vào niềng răng chỉnh nha để hướng khớp cắn về vị trí mới. Trường hợp khớp cắn vẫn không di chuyển đúng vị trí, bạn sẽ cần tiến hành phẫu thuật thứ 2 để định vị lại đĩa và vít. Tuy nhiên, việc này rất hiếm khi xảy ra.

Phẫu thuật hàm móm ở đâu tốt?

Nhiều người băn khoăn về việc phẫu thuật hàm móm ở đâu tốt, Hello Bacsi khuyên bạn nên chọn những bệnh viện lớn, uy tín có chuyên khoa răng hàm mặt để tiến hành phẫu thuật.

Một số bệnh viện uy tín: Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương TP HCM,…

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What to Know About Prognathism

https://www.healthline.com/health/prognathism

Ngày tham khảo: 22/03/2021

Types of Jaw Surgery and the Reasons for Each

https://www.healthline.com/health/surgery-for-jaw#maxillary-osteotomy

Ngày tham khảo: 22/03/2021

Mandibular (Lower Jaw) Osteotomy

https://www.baoms.org.uk/patients/procedures/24/mandibular_lower_jaw_osteotomy

Ngày tham khảo: 22/03/2021

Quy trình phẫu thuật hàm móm như thế nào?

https://benhvienranghammatsg.vn/quy-trinh-phau-thuat-ham-mom-nhu-the-nao/

Ngày tham khảo: 22/03/2021

Bảng giá chi phí phẫu thuật hàm hô móm [2021]

https://benhvienranghammatsg.vn/bang-gia-chi-phi-phau-thuat-ham-ho-mom/

Ngày tham khảo: 22/03/2021

Phiên bản hiện tại

30/03/2021

Tác giả: Phối Linh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | New Office Introduction

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Tổng quan về thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch | Hello Bacsi x SANOFI


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 30/03/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo