backup og meta

Liệu pháp hormone và những điều bạn cần biết

Liệu pháp hormone và những điều bạn cần biết

Liệu pháp thay thế hormone giúp cho người chuyển giới có những thay đổi đặc trưng về khuynh hướng giới tính thật sự của họ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số rủi ro khi thực hiện.

Liệu pháp hormone thay thế còn được gọi là hormone sinh dục chéo. Loại trị liệu này giúp người chuyển giới trông giống khuynh hướng giới tính của họ hơn. Đối tượng lý tưởng cho liệu pháp thay thế hormone là những người ít nhất từ 18 tuổi, có trạng thái tinh thần khỏe mạnh và có mong muốn được thực hiện liệu pháp. Tuy nhiên, đôi khi những người trẻ tuổi có thể nhận các thuốc chẹn hormone để ngăn chặn những thay đổi tình dục trong tuổi dậy thì nếu bác sĩ cảm thấy đây là cách mang lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.

Liệu pháp thay thế hormone hoạt động như thế nào?

Liệu pháp thay thế hormone nhằm mục đích tạo ra sự cân bằng giữa bản sắc giới tính của một người và hệ thống nội tiết của họ.

Những người được sinh ra là nam nhưng muốn trở thành phụ nữ có thể sử dụng kháng androgen (chất ngăn chặn testosterone), kết hợp với kích thích tố nữ như progesteroneestrogen. Loại hormone này được thiết kế để tăng kích thước vú, làm mềm da, loại bỏ lông trên cơ thể và giảm cương cứng. Bên cạnh đó, liệu pháp thay thế hormone cũng ảnh hưởng đến sự phân bố mỡ tự nhiên trong cơ thể bằng cách phân bổ chất béo giống như cơ thể phụ nữ (ví dụ như lượng mỡ lớn xung quanh hông) và giảm sức mạnh của phần trên.

Những người sinh ra là nữ nhưng muốn trở thành nam giới có thể dùng testosterone để tạo ra giọng nói trầm hơn. Rụng tóc hoặc hói đầu có thể xảy ra cùng một lúc. Sử dụng testosterone sẽ dẫn đến việc âm vật to ra, tăng ham muốn tình dục, giảm kích thước ngực và tăng sức mạnh cơ thể.

Liệu pháp thay thế hormone có an toàn không?

Việc sử dụng liệu pháp thay thế hormone chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Mặc dù có sẵn hướng dẫn, nhưng nhu cầu của mỗi cá nhân và sức khỏe tổng thể cần được xem xét trước khi tiến hành liệu pháp này. Nói chung, điều trị bằng hormone là an toàn nếu dùng ở liều lượng hợp lý. Hầu hết những người trải qua liệu pháp thay thế hormone không bị các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, phản ứng bất lợi có thể xảy ra đối với bất kỳ loại thuốc nào. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải nắm rõ tất cả các rủi ro có thể xảy ra trước khi bắt đầu điều trị:

Nếu bạn khỏe mạnh, nguy cơ phát triển những biến chứng trên tương đối nhỏ.

Cách liệu pháp thay thế hormone ảnh hưởng đến cách cơ thể phản ứng. Các nhóm có nguy cơ cao có thể được khuyến cáo sử dụng các miếng dán nội tiết tố hấp thu qua da cho phép hormone được phóng thích vào máu với tốc độ chậm hơn nhưng ổn định hơn so với dạng thuốc viên, gel hoặc thuốc tiêm.

Bạn có thể nhận liệu pháp thay thế hormone mà không cần toa bác sĩ không?

Ở Việt Nam, chưa có một cơ sở y tế nào có chương trình tiêm hormone cho người chuyển giới. Vì vậy, đa số người chuyển giới thường tự tìm mua các thuốc hormone và tiêm cho mình.

Tuy nhiên, việc sử dụng hormone mà không cần toa thuốc sẽ gây hại nhiều hơn là lợi. Nhiều sản phẩm hormone được bán trên thị trường là hàng giả, có thể không có tác dụng và gây hại cho sức khỏe. Ngay cả khi mua được những sản phẩm chính hãng, bạn cũng cần người theo dõi sức khỏe cho bạn để xem bạn có đang dùng đúng liều lượng và kiểm tra xem có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng hormone hay không. Nếu bạn đã bắt đầu dùng liệu pháp hormone không theo toa, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có được một toa thuốc thích hợp cho chính mình.

Hello Health Group không cung cấp tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Things that happen when trans people start hormone therapy. https://www.cosmopolitan.com/sex-love/news/a46391/things-that-really-happen-when-trans-people-start-hormone-therapy/. Ngày truy cập 13/07/2018

Hormone therapy. http://transhealth.phsa.ca/medical-options/hormones. Ngày truy cập 13/07/2018

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Top 5 bác sĩ Tai - Mũi - Họng giỏi tại TP.HCM

Hiến tạng là gì? Hiến tạng và hiến xác khác nhau thế nào?


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo