backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT)

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

Cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT)

Tìm hiểu chung

Cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT) là gì?

Cấy ghép thiết bị điều trị tái đồng bộ tim (CRT) là một thủ thuật đưa một thiết bị vào trong lồng ngực giúp các buồng tim co bóp có tổ chức và hiệu quả hơn.

Liệu pháp tái đồng bộ tim sử dụng một thiết bị được gọi là máy tạo nhịp đồng bộ hai tâm thất nhằm cung cấp tín hiệu điện cho cả hai buồng tim dưới (tâm thất). Các tín hiệu báo cho tâm thất co bóp cùng một lúc, tối đa hóa lượng máu được bơm ra khỏi tim.

Các loại thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim bao gồm:

  • Liệu pháp tái đồng bộ tim với máy tạo nhịp tim (CRT-P). Thiết bị này có ba dây dẫn kết nối máy điều hòa nhịp tim với buồng trên bên phải của tim (tâm nhĩ phải) và cả hai buồng tim dưới (tâm thất).
  • Liệu pháp tái đồng bộ tim với máy tạo nhịp tim và ICD (CRT-D). Người bị suy tim có nguy cơ tử vong đột ngột có thể được trợ giúp từ ICD, thiết bị này có thể phát hiện nhịp tim nguy hiểm và tạo ra một năng lượng mạnh hơn so với máy tạo nhịp tim. Trong trường hợp này, thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim hoạt động như máy điều hòa nhịp tim và ICD.
  • Nhìn chung, những người được cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT) có sức khỏe theo chiều hướng tích cực. Những người được cấy ghép thiết bị này ít có khả năng tử vong vì suy tim hơn những người cấy ghép máy khử rung tim tiêu chuẩn và khả năng bị trầm cảm cũng ít hơn (một tình trạng hay gặp ở những người bị suy tim).

    Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

    Khi nào bạn cần cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT)?

    Bạn có thể cần cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT) nếu suy tim đủ nghiêm trọng ảnh hưởng đến hoạt động điện của tim và gây ra các triệu chứng suy tim ngay cả khi bạn đã dùng thuốc tim. Hãy tham khảo với bác sĩ để tìm ra phương án thích hợp nhất cho tình trạng của bạn.

    Thận trọng

    Trước khi thực hiện cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim, bạn cần biết những gì?

    Cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT) không hiệu quả cho tất cả mọi người và không dành cho những người có triệu chứng suy tim nhẹ, suy tim tâm trương hoặc những người không có vấn đề về nhịp đập của các buồng tim không cùng nhau. Phương pháp này cũng không thích hợp cho những bệnh nhân chưa sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc. Hiện nay, các nghiên cứu cho thấy cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT) có hiệu quả như nhau cho cả nam và nữ.

    Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

    Quy trình thực hiện

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định.

    Bạn nên làm gì trước khi cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT)?

    Trước khi cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT), bạn cần làm một vài xét nghiệm, những xét nghiệm này nhằm đảm bảo các thiết bị đó là lựa chọn phù hợp với bạn. Các xét nghiệm bạn cần thực hiện như:

    • Siêu âm tim. Bác sĩ sử dụng sóng âm để đo kích thước và độ dày của cơ tim.
    • Điện tâm đồ. Y tá hoặc bác sĩ sẽ đặt các cảm biến trên da bạn để đo tín hiệu điện của tim.
    • Thiết bị theo dõi Holter. Bạn sẽ đeo thiết bị theo dõi nhịp tim này trong vòng 24 giờ.

    Bạn sẽ thực hiện thêm một bài tập thể dục và bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim của bạn.

    Nếu các thiết bị phù hợp, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn cần thiết về những việc cần chuẩn bị trước khi cấy ghép thiết bị cho bạn. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện các vấn đề như:

    • Không uống hoặc ăn bất cứ thứ gì sau nửa đêm trước khi phẫu thuật.
    • Ngưng các thuốc bạn đang sử dụng.
    • Uống thuốc theo đơn kê toa của bác sĩ.
    • Tắm gội sạch sẽ. Bác sĩ có thể muốn bạn sử dụng một loại xà phòng đặc biệt, điều này làm giảm nguy cơ phát triển nhiễm trùng nghiêm trọng.

    Quy trình cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT) như thế nào?

    Quy trình này thường kéo dài trong vài giờ.

    Cấy ghép thiết bị trị liệu tái động bộ tim (CRT) đòi hỏi một thủ thuật nhỏ để đưa một thiết bị vào trong ngực.

    Trong quá trình phẫu thuật, bạn có thể còn tỉnh táo, mặc dù khu vực cấy ghép máy tạo nhịp tim được gây tê và bạn sẽ được uống thuốc để giúp thư giãn (thuốc an thần có ý thức).

    Trong quá trình phẫu thuật, dây cách điện (dây dẫn hoặc các điện cực) được đưa vào tĩnh mạch lớn nằm dưới hoặc gần xương đòn và được dẫn đến tim với sự trợ giúp của hình ảnh X-quang. Đầu của mỗi dây được đảm bảo gắn vào vị trí thích hợp trong tim, trong khi đầu kia được gắn vào máy phát xung, thường được cấy dưới da bên dưới xương đòn.

    Sau khi được thực hiện phẫu thuật cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim, bạn thường ở lại qua đêm trong bệnh viện. Bác sĩ sẽ kiểm tra thiết bị để đảm bảo thiết bị được lập trình chính xác trước khi bạn rời khỏi bệnh viện. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau một vài ngày.

    Bạn nên làm gì sau khi cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT)?

    Nếu bạn đã cấy một thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT), bạn có thể phải tránh tiếp xúc gần và lâu dài với các thiết bị có từ trường. Chúng bao gồm điện thoại di động, máy nghe nhạc mp3, máy phát điện và các thiết bị như lò vi sóng. Các loại máy này có thể ảnh hưởng đến chức năng của thiết bị. Hầu hết những người đã cấy ghép thiết bị này vẫn có thể thực hiện các hoạt động thể chất, bao gồm cả thể thao và tập thể dục.

    Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

    Các biến chứng & tác dụng phụ

    Những biến chứng nào có thể phát sinh từ việc cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT)?

    Mọi thủ thuật y tế đều có một số rủi ro, hầu hết các rủi ro liên quan đến máy tạo nhịp tim là từ quá trình cài đặt phẫu thuật. Các biến chứng bạn có thể gặp phải như:

    • Phản ứng dị ứng với chất gây mê
    • Chảy máu
    • Bầm tím
    • Chấn thương dây thần kinh hoặc mạch máu
    • Nhiễm trùng tại vết rạch
    • Xẹp phổi (hiếm gặp)
    • Thủng tim (hiếm gặp)

    Hầu hết các biến chứng là tạm thời và biến chứng làm thay đổi cuộc sống là rất hiếm. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

    Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi cấy ghép thiết bị trị liệu tái đồng bộ tim (CRT)?

    Thiết bị trị liệu đồng bộ tim đôi khi bị phát hiện bởi máy an ninh tại sân bay, tuy nhiên, chức năng của thiết bị hiếm khi bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn nên thông báo cho nhân viên nếu đã cấy ghép thiết bị tái đồng bộ tim (CRT).

    Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo