backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

5 khác biệt giữa laser bóc tách và laser không bóc tách

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    5 khác biệt giữa laser bóc tách và laser không bóc tách

    Ngày nay, kỹ thuật tái tạo bề mặt da bằng tia laser đã trở nên phổ biến. Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa da liễu sử dụng phương pháp này để chữa trị sẹo mụn và nếp nhăn, trả lại làn da mịn màng, căng mịn cho phụ nữ. Họ sẽ sử dụng tia laser để giúp bạn phục hồi làn da bị hư tổn bằng cách thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tạo nên một làn da mới, bóng khoẻ hơn.

    Có hai loại tái tạo da bằng tia laser là laser bóc tách và laser không bóc tách. Mặc dù cả hai loại đều có thể cho ra kết quả giống nhau, nhưng trên thực tế, chúng có một số điểm khác biệt.

    1. Khác biệt về sự tác động lên các lớp da

    Laser bóc tách sử dụng những tia laser nhỏ để loại bỏ một lớp mỏng trên da. Cụ thể hơn, công nghệ này dùng laser để tiêu huỷ lớp da đầu tiên bên ngoài. Một số tia laser bóc tách phổ biến là Erbium hoặc CO2.

    Không giống như laser bóc tách, laser không bóc tách tác động đến lớp da sâu hơn. Những phương pháp điều trị không bóc tách phổ biến gồm công nghệ IPL (Intense Pulsed Light), các tia laser hữu hình và tia laser hổng ngoại.

    2. Khác biệt về cơ chế hoạt động

    Laser bóc tách lấy đi lớp đầu tiên trên da để khởi động quá trình làm lành cơ thể. Trong khi đó, laser không bóc tách sẽ tác động đến lớp da sâu hơn và phá vỡ các mạch máu bên dưới. Không có máu, da sẽ tự phá vỡ và bóc ra như một quá trình lột da tự nhiên.

    3. Khác biệt về bước sóng

    Laser bóc tách có bước sóng với tần số cao hơn để xử lý trên lớp bề mặt da. Ví dụ, laser CO2 sử dụng bước sóng vào khoảng 10.600 nanomet, trong khi bước sóng từ laser IPL khoảng 500 đến 1200 nanomet.

    Bước sóng cần phải đủ mạnh để tác động lên lớp bên ngoài hoặc xuyên thấu qua da. Tuy nhiên, sự hiệu quả của phương pháp điều trị bằng laser phụ thuộc vào một số yếu tố khác như độ dày của da và máy móc hay công cụ mà các kỹ thuật viên sử dụng. Một số loại máy tân tiến hiện tại ngày nay có thể kết hợp các bước sóng khác nhau để cho hiệu quả tối đa.

    4. Khác biệt về mức độ rủi ro

    Vì cơ chế hoạt động của laser bóc tách làm da bạn bị tổn thương, nên nó sẽ có nhiều rủi ro nghiêm trọng hơn. Một số rủi ro thường gặp liên quan tới tia laser bóc tách là đỏ, sưng, hoặc nhiễm trùng dẫn đến xuất hiện mụn trứng cá, làm thay đổi màu da, hình thành sẹo.

    May mắn thay, laser không bóc tách ít rủi ro hơn bởi nó không gây ra vết thương hở. Một số nguy cơ của laser không bóc tách là nhiễm trùng, đổi màu da, đỏ nhẹ hoặc sưng tấy, nổi mụn nước hoặc sẹo.

    5. Khác biệt về thời gian phục hồi

    Vì laser bóc tách tạo ra vết thương hở nên thời gian phục hồi sẽ lâu hơn, bạn sẽ cần được chăm sóc nhiều hơn để đảm bảo vùng điều trị không bị nhiễm trùng. Các vùng bị tác động có thể xuất hiện màu đỏ và sưng lên lúc đầu, nhưng sau đó, bạn sẽ sở hữu một làn da khỏe mạnh.

    Đối với tia laser không bóc tách, không có vùng da nào bị loại bỏ. Vì vậy, da của bạn sẽ tróc ra như bình thường. Bạn chỉ cần giữ cho da mặt sạch sẽ để các tế bào chết không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây nhiễm trùng.

    Mặc dù phương pháp điều trị bằng tia laser bóc tách có thể gặp nhiều rủi ro, nhưng bạn giữ được làn da đẹp lâu dài sau liệu trình. Còn phương pháp điều trị bằng tia laser không bóc tách có thể mất nhiều giai đoạn trước khi bạn đạt được kết quả mong muốn.

    Nếu không chắc chắn phương pháp nào là phương pháp điều trị tốt nhất cho mình, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu. Họ sẽ tư vấn, hướng dẫn bạn các khâu chuẩn bị cũng như chăm sóc làn da đúng cách giúp da nhanh phục hồi sau khi thực hiện điều trị tái tạo bề mặt da.

    • Những lưu ý khi tái tạo da bằng laser
    • Chuẩn bị gì để điều trị laser đạt hiệu quả cao nhất
    • Bạn biết gì về tái tạo bề mặt da bằng tia laser

     

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo