Các chỉ số hỗ trợ tầm soát các tình trạng bệnh lý mạn tính như rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, gout,…Từ đó, bạn có thể thay đổi thói quen ăn uống, thói quen hoạt động thể chất, phòng ngừa các tình trạng bệnh hiệu quả hơn.
- Tầm soát nguy cơ ung thư
Rất nhiều trường hợp bệnh nhân phát hiện ung thư từ việc thăm khám sức khỏe tổng quát. Quá trình giúp sàng lọc nguy cơ ban đầu các loại ung thư như: ung thư da, ung thư phụ khoa, ung thư phổi, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt,…Việc phát hiện sớm ung thư cũng làm giảm bớt chi phí điều trị và tăng tỷ lệ điều trị khỏi.
- Được tư vấn và cập nhật các mũi tiêm chủng cần thiết
Tiêm chủng được xem là phương pháp hiệu quả trong việc tạo ra hàng rào miễn dịch ngăn ngừa bệnh lý. Trong quá trình thăm khám sức khỏe tổng quát, các y bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn về các loại vắc-xin cần thiết phòng ngừa tình trạng bệnh dựa trên tình trạng sức khỏe.
Lấy ví dụ: Bệnh nhân hen suyễn, người thường xuyên hút thuốc được tư vấn các loại vắc xin viêm phổi, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phổi hoặc người trên 50 tuổi trở lên được khuyến nghị tiêm vắc-xin phòng bệnh zona.
- Nắm được các nguy cơ bệnh lý phổ biến trong lứa tuổi
Nền tảng sức khỏe thường có sự chuyển biến theo từng giai đoạn tuổi tác. Việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ cũng là cơ hội để chính bản thân mỗi người hiểu rõ được cơ thể và nắm được các tình trạng bệnh phổ biến trong lứa tuổi. Điều này giúp bạn chủ động trong việc nhận diện và phòng ngừa bệnh lý.
- Sàng lọc các tình trạng bệnh lý đã mắc phải
Trường hợp bạn đã từng trải qua quá trình điều trị bệnh lý, đặc biệt là điều trị xâm lấn, việc khám sức khỏe tổng quát cũng giúp sàng lọc lại các nguy cơ, tránh để bệnh tái phát. Ngoài ra, trong quá trình thăm khám, bạn cũng có thể mang theo hồ sơ bệnh án cũ trao đổi cùng y bác sĩ nhằm có được phương pháp theo dõi và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Cần chuẩn bị gì trước khi khám tổng quát?
- Thông thường các gói khám sức khỏe tổng quát sẽ có hạng mục xét nghiệm mỡ máu. Vì thế bạn cần lưu ý nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi thực hiện quá trình khám (Nhịn ăn sáng và thực hiện khám tổng quát vào buổi sáng).
- Không sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích, đồ uống có cồn trước khi thực hiện thăm khám.
- Mặc trang phục rộng rãi, thoải mái. Không nên mặc đồ bó sát hoặc đồ liền thân.
- Với chị em phụ nữ, không nên tiến hành thăm khám khi đang trong giai đoạn hành kinh. Có thể thực hiện thăm khám khi chu kỳ kinh kết thúc từ 4-6 ngày.
- Trường hợp bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai, cần báo với bác sĩ để không tiến hành chụp X-quang.
- Người bệnh đang điều trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch vẫn cần dùng thuốc bình thường trước khi thăm khám.
- Trường hợp khám tổng quát cho con trẻ, cần tạo cho bé cảm giác thoải mái, chuẩn bị các thông tin về thói quen ăn uống, sinh hoạt của bé để trao đổi cùng bác sĩ nhi khoa. Bạn cũng có thể mang theo hồ sơ tiêm chủng và nhận tư vấn từ bác sĩ về các loại vắc xin cần thiết cho bé.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!