backup og meta

10 bệnh mùa hè bạn không nên xem thường

10 bệnh mùa hè bạn không nên xem thường

Thời tiết nắng nóng là cơ hội thích hợp cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh mùa hè phát triển. Vậy những bệnh bạn cần đề phòng trong mùa nóng bức này là gì?

Mùa hè là thời điểm lý tưởng cho những chuyến đi biển vui nhộn với ly kem mát lạnh hay du lịch đến nhiều địa điểm thú vị. Thế nhưng, bạn lại có nguy cơ cao mắc các bệnh mùa hè như sốc nhiệt, ngộ độc thực phẩm, quai bị… Hello Bacsi sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh mùa hè và tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ nhé.

1. Sốc nhiệt

Sốc nhiệt là một bệnh mùa hè khá phổ biến xảy ra khi bạn tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Những dấu hiệu cảnh báo trước tình trạng sốc nhiệt là nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi… Các triệu chứng có thể nặng hơn và dẫn đến tình trạng bất tỉnh, suy nội tạng và cuối cùng là tử vong.

Để phòng ngừa sốc nhiệt, bạn có thể làm mát cơ thể bên ngoài bằng cách tắm nước mát, mở quạt, bật máy lạnh hoặc chườm túi nước đá. Bạn cũng có thể làm mát cơ thể từ bên trong bằng cách uống nước thường xuyên.

2. Ngộ độc thực phẩm

Thời tiết nóng ẩm là môi trường phát triển thích hợp cho các vi khuẩn có thể làm bẩn thức ăn và nguồn nước. Vậy nên một trong những bệnh mùa hè phổ biến là ngộ độc thực phẩm do tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm bẩn.

Những vi khuẩn, virus, độc tố và hóa chất trong thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn mửa. Thường thì những dấu hiệu này có thể tự biến mất sau vài ngày khi cơ thể đã đào thải hết chất độc. Tuy nhiên, bạn cần đi khám nếu những triệu chứng kể trên không giảm.

Bạn có thể tránh ngộ độc thực phẩm bằng cách tự nấu ăn ở nhà thay vì ăn ngoài để kiểm soát chất lượng thức ăn tốt hơn. Đồng thời, bạn cũng nên rửa tay đúng cách và tuân theo các quy tắc vệ sinh chung khi xử lý thực phẩm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 bí quyết để tránh ngộ độc thực phẩm ngày hè

 3. Mất nước

bệnh mùa hè

Tình trạng mất nước xảy ra khi lượng nước nạp vào không bù được lượng nước mất đi. Đây là tình trạng rất thường xảy ra vào mùa hè nắng nóng vì bạn thường mất nhiều nước và muối khi đổ mồ hôi mà không nhận ra. 

Một số triệu chứng phổ biến khi bạn bị mất nước là khát nước, chóng mặt hoặc choáng váng, trống ngực, giảm lượng nước tiểu, khô miệng, khô da… Bạn có thể bù đắp lượng nước bị mất bằng cách uống nước lọc hay nước trái cây. Tuy nhiên có một số trường hợp mất nước nghiêm trọng có thể sẽ cần sự hỗ trợ giải quyết của bác sĩ.

Bạn có thể uống nước lọc và các loại nước khác như nước dừa, sữa và nước chanh để cơ thể luôn đủ nước. Tuy nhiên, bạn không nên tránh uống đồ uống có caffeine và gas thường xuyên. Bạn nên uống ít nhất 10 – 12 ly nước một ngày.

4. Quai bị

Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và cũng là một trong những bệnh mùa hè thường gặp. Virus gây ảnh hưởng đến tuyến mang tai ở phía trước tai dẫn đến sưng, đau cũng như sốt nghiêm trọng. Bệnh quai bị có thể bị phát tán khi người bệnh hắt hơi hay ho.

Quai bị là một bệnh rất dễ lây và chủ yếu xuất hiện ở trẻ em. Các triệu chứng thường gặp của bệnh quai bị là đau mặt hoặc hai bên má, đau khi nhai hoặc nuốt, sốt, đau đầu, viêm họng, sưng hàm… 

Hiện nay có vắc xin quai bị có thể giúp các bé phòng ngừa căn bệnh mùa hè này. Nếu trong gia đình có em bé, bạn hãy đưa bé đi kiểm tra và tiêm vắc xin quai bị càng sớm càng tốt.

5. Thủy đậu

bệnh mùa hè

Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ cũng là một bệnh mùa hè bạn cần đề phòng. Đây là bệnh do virus gây ra rất thường gặp và cũng dễ lây nhiễm. Các triệu chứng thủy đậu thường gặp bao gồm bong tróc da, mụn nước, ngứa, đỏ da, sốt cao, chán ăn và đau đầu.

Bệnh thủy đậu thường chủ yếu xuất hiện ở trẻ em và có thể tự biến mất sau vài ngày nếu trẻ có kháng thể khỏe mạnh. Sau khi bị thủy đậu, cơ thể thường tự sản sinh kháng thể chống virus nên trẻ thường sẽ không mắc lại bệnh này. 

6. Bệnh sởi

Sởi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra và có thể lây truyền. Bệnh mùa hè này thường xuất hiện ở trẻ em nhưng cũng có thể xuất hiện ở những đối tượng khác.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh sởi bao gồm sốt cao, ho, sổ mũi, đau họng và đỏ mắt. Những triệu chứng này sẽ dần tiến triển thành phát ban, sốt, ho, sổ mũi và các đốm trắng nhỏ trong miệng. Thường các nốt phát ban xuất hiện xung quanh chân tóc và mặt.

Bạn có thể tiêm vắc xin sởi để ngừa bệnh cũng như bổ sung đủ vitamin cho cơ thể để duy trì kháng thể khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh du lịch tới các vùng đang có dịch sởi để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh.

7. Thương hàn

Thương hàn là bệnh nhiễm khuẩn Salmonella ở bao tử và ruột. Vi khuẩn này thường lây lan khi bạn ăn phải các thức ăn bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường thấy của bệnh thương hàn bao gồm sốt cao, mệt mỏi, mất sức, đau bụng, nhức đầu và chán ăn.

Bệnh thương hàn có thể tự bớt sau vài ngày, nhưng bạn sẽ cần đi khám nếu thấy bệnh trở nặng. Bạn có thể phòng ngừa bệnh mùa hè này bằng cách tránh tiếp xúc với bệnh nhân thương hàn và luôn ăn chín uống sôi.

8. Cháy nắng

bệnh mùa hè

Tình trạng cháy nắng là do tia cực tím (UV) từ mặt trời gây tổn hại cho các tế bào da. Việc tiếp xúc quá nhiều với bức xạ cực tím có hại từ mặt trời có thể dẫn đến phát ban đau đớn trên da. Một số triệu chứng khác có thể kể đến là ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp.

Bạn có thể phòng ngừa cháy nắng bằng cách hạn chế ra đường vào những lúc nắng nóng, dùng kem chống nắng, mặc quần áo chống nắng, đội nón rộng vành…

9. Ban nhiệt

Ban nhiệt là các ban đỏ hoặc hồng thường xuất hiện trên các vùng da bị bí bách do quần áo che phủ. Ban nhiệt xuất hiện khi các ống dẫn mồ hôi bị tắc nghẽn và sưng lên. Chứng bệnh này xảy ra trong điều kiện thời tiết nóng ẩm của mùa hè và thường phổ biến ở trẻ em.

Bạn có thể phòng ngừa ban nhiệt bằng cách mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi. Bạn cũng có thể dùng quạt hay máy lạnh để làm mát không khí và giúp tuyến mồ hôi thông thoáng hơn.

10. Viêm gan A

Viêm gan A là bệnh mùa hè do tiêu thụ thực phẩm và nước bị nhiễm virus. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh này có thể ảnh hưởng đến chức năng của gan dẫn đến việc sản xuất quá nhiều mật. Các triệu chứng có thể quan sát được của bệnh viêm gan A là vàng da, niêm mạc và tròng trắng của mắt chuyển màu vàng, phân sáng màu, nước tiểu tối màu và ngứa.

Bạn có thể phòng ngừa viêm gan A bằng cách rửa tay kỹ trước khi nấu ăn và trước khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh du lịch đến những vùng có tỷ lệ viêm gan A cao.

Ngoài những bệnh kể trên, bạn cũng cần đề phòng một số bệnh thường gặp trong mùa hè lây lan do dùng nguồn nước ô nhiễm như tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả…

Các bệnh mùa hè có thể khiến bạn mất cơ hội tận hưởng những chuyến du lịch sôi động và thú vị. Vậy nên, bạn hãy bảo vệ sức khỏe và tăng sức đề kháng bằng cách ăn nhiều rau củ, trái cây cũng như uống đủ nước. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy chú ý tránh đến gần những nguồn bệnh nguy hiểm nhé.

Như Vũ HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hot Summer Days: How to Stay Well in the Heat
https://www.webmd.com/heart-disease/features/hot-summer-days-can-make-you-sicker#1
Ngày truy cập: 26.06.2019

COMMON SUMMER DISEASES
https://neubergdiagnostics.com/blog/common-summer-diseases/
Ngày truy cập: 26.06.2019

What are the diseases caused in summer?
https://www.lalpathlabs.com/blog/what-are-the-diseases-caused-in-summer/
Ngày truy cập: 26.06.2019

SUMMER TIME (DISEASES/CONDITIONS TO WATCH OUT DURING SUMMER TIME)

https://doh.gov.ph/Health-Advisory/Summer-Time-Diseases/Conditions-to-watch-out-during-summer-time – truy cập ngày 30/05/2021

Common Summer Diseases: Causes and Treatment

https://www.unilab.com.ph/articles/common-summer-diseases – truy cập ngày 30/05/2021

Common Summer Illnesses

https://www.hopkinsallchildrens.org/ACH-News/General-News/Common-Summer-Illnesses – truy cập ngày 30/05/2021

The 5 worst summer sicknesses

https://www.piedmont.org/living-better/the-5-worst-summer-sicknesses – truy cập ngày 30/05/2021

Phiên bản hiện tại

30/05/2021

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Top 5 bác sĩ Tai - Mũi - Họng giỏi tại TP.HCM

Hiến tạng là gì? Hiến tạng và hiến xác khác nhau thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 30/05/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo