backup og meta

Sự thật về hiệu quả của thuốc PPI khi dùng với NSAIDs

Sự thật về hiệu quả của thuốc PPI khi dùng với NSAIDs

Khi điều trị một số bệnh lý viêm, đặc biệt là viêm khớp, bác sĩ sẽ thường chỉ định cho bạn dùng thêm một loại thuốc có tên gọi là PPI để bảo vệ đường tiêu hóa. Tuy vậy, biện pháp này vẫn chưa phải là biện pháp tối ưu giúp bảo vệ toàn bộ đường tiêu hóa của bạn tránh các tác dụng phụ do NSAIDs gây ra.

NSAIDs, hay tên đầy đủ là thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, là một nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để giảm đau, sưng và viêm các khớp trong những bệnh lý gây viêm khớp. (6, 7)

Khi kê cho bạn loại thuốc NSAIDs này, một số trường hợp bác sĩ cũng sẽ cho bạn dùng thêm một loại thuốc bảo vệ dạ dày. Tên đầy đủ của loại thuốc này là thuốc ức chế bơm proton, hay gọi tắt là PPI.

Vậy tại sao lại cần dùng phối hợp hai nhóm thuốc này chung với nhau? Liệu PPI có thật sự giúp ngăn ngừa tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của NSAIDs? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.

Thuốc PPI là gì?

Như đã trình bày ở trên, PPI có tên gọi đầy đủ là thuốc ức chế bơm proton. Loại thuốc này ức chế một loại men ở dạ dày và giúp điều hòa quá trình tiết axit dịch vị. (9)

PPI được chỉ định trong một số bệnh lý dạ dày. Bên cạnh đó, PPI còn có thể được bác sĩ chỉ định khi lo ngại NSAIDs có thể gây ra tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như viêm loét hoặc thậm chí thủng dạ dày – tá tràng. Do vậy, nếu bạn phải dùng NSAIDs và bạn có một số yếu tố nguy cơ có thể gặp tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, bác sĩ có thể cho bạn dùng kèm thêm PPI. (1)

Liệu loại thuốc PPI này có bảo vệ được toàn bộ đường tiêu hóa hay không?

Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng xem lại cấu trúc đường tiêu hóa. Đường tiêu hóa của chúng ta gồm hai phần rõ rệt:

  • Đường tiêu hóa trên: bao gồm miệng, thực quản (đường nối từ miệng xuống dạ dày), dạ dày, tá tràng.
  • Đường tiêu hóa dưới: bao gồm ruột non, ruột già, trực tràng và hậu môn.
đường tiêu hóa
Ảnh – Shutterstock: 1369979021

Một điều chúng ta cần nhớ rằng loại thuốc PPI này chỉ giúp bảo vệ đường tiêu hóa trên, cụ thể là thực quản và dạ dày. Nó không có tác dụng giúp bảo vệ đường tiêu hóa dưới, tức là ruột non và ruột già. Trong khi đó, tác dụng phụ của NSAIDs không chỉ dừng lại ở dạ dày, tá tràng mà còn có thể ảnh hưởng cả đường tiêu hóa dưới, gây viêm loét, thậm chí gây thủng ruột già và ruột non. (2)

Điều đó giải thích một câu chuyện trong lịch sử y học: Khi bác sĩ chỉ định dùng PPI ngày càng nhiều hơn để bảo vệ dạ dày tá tràng do sử dụng NSAIDs, số bệnh nhân bị biến cố trên đường tiêu hóa dưới không hề giảm đi, thậm chí tăng lên! (1)

Điều quan trọng là các biến cố đường tiêu hóa dưới (viêm – loét – thủng ruột non, ruột già) lại thường diễn tiến âm thầm khó nhận biết. Đôi khi nó chỉ biểu hiện bằng triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu phân sệt, phân lỏng, … hoặc chỉ biểu hiện bằng triệu chứng thiếu máu. Chính vì diễn tiến âm thầm như vậy nên bệnh được phát hiện rất trễ, thường khi đã có chảy máu đường tiêu hóa ồ ạt hoặc bệnh nhân choáng, ngất. (12)

Không những vậy, biến chứng đường tiêu hóa dưới làm cho bệnh nhân phải nằm viện lâu hơn, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn. (3)

Tóm lại, PPI là một biện pháp cần thiết để bảo vệ đường tiêu hóa. Tuy vậy, nó chưa phải là biện pháp đầy đủ, tối ưu và triệt để.

Vậy biện pháp đầy đủ và hiệu quả nhất để bảo vệ đường tiêu hóa khi sử dụng NSAIDs là gì?

Sau quá trình nghiên cứu và đánh giá, các nhà khoa học kết luận rằng biện pháp hiệu quả hơn giúp giảm nguy cơ biến cố đường tiêu hóa cho bệnh nhân dùng NSAIDs không phải là sử dụng kèm với PPI, mà là lựa chọn loại NSAIDs an toàn hơn trên đường tiêu hóa. (4)

Vậy ư, nhưng tôi nghĩ là các loại NSAIDs đều giống nhau?

NSAIDs giảm đau kháng viêm là nhờ đánh vào một tác nhân chính gây viêm trong cơ thể là cyclooxygenase (hay gọi tắt là men COX). Họ nhà COX này gồm có hai “anh em”, được gọi là men COX-1 và COX-2. Men COX-1 là một loại men sẵn có trong thành phần cấu tạo của đường tiêu hóa. Trong khi đó, men COX-2 là một loại men chỉ xuất hiện khi cần và mới là “thủ phạm” gây nên những biểu hiện của viêm. (6)

Các thuốc NSAIDs trước đây (còn gọi là NSAIDs cổ điển) đánh vào cả hai loại men COX-1 và COX-2 này. Do vậy, bên cạnh tác dụng tốt là kháng viêm, thuốc lại có một tác dụng xấu là có thể gây tổn thương dạ dày, mà thường gặp là viêm, loét niêm mạc dạ dày gây đầy bụng, ợ hơi, ợ chua và đau dạ dày. Nặng hơn, nó có thể gây xuất huyết hoặc thủng dạ dày-ruột. (7, 10)

Tuy vậy, sau này, các nhà khoa học đã tạo ra một loại thuốc NSAIDs chỉ tác động trên men COX-2 mà không ảnh hưởng trên men COX-1. Nhờ đó, loại thuốc này vẫn kháng viêm tốt nhưng ít ảnh hưởng đến dạ dày-ruột hơn các loại NSAIDs cổ điển. Loại thuốc này còn được gọi là thuốc ức chế chọn lọc COX-2. (7, 11)

Sau khi ra đời, các nhà khoa học đã tiến hành đánh giá hiệu quả và tính an toàn thật sự của các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 này trên thực tế điều trị. Kết quả cho thấy những bệnh nhân được dùng thuốc ức chế chọn lọc COX-2 giảm đáng kể biến chứng đường tiêu hóa như viêm, loét, thủng đường tiêu hóa hơn so với nhóm dùng thuốc NSAIDs cổ điển. (1)

Vậy nếu bác sĩ cho tôi dùng NSAIDs, tôi cần hỏi thêm bác sĩ điều gì?

Khi bác sĩ cho bạn dùng NSAIDs, bạn cần hỏi và trao đổi thêm về lo ngại tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố sau: (1)

  • Cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên)
  • Nghiện rượu
  • Từng bị viêm loét đường tiêu hóa trước đây, dù là viêm loét dạ dày tá tràng hay bệnh ruột non/ruột già
  • Bạn đang dùng một loại thuốc có tên gọi là corticoid, thuốc kháng đông hoặc thuốc aspirin. Để biết rõ điều này, bạn cần đem theo hồ sơ bệnh án trước đây và toa thuốc đang sử dụng cho bác sĩ kiểm tra.

Tôi cần chú ý gì khi đang dùng NSAIDs?

Điều quan trọng nhất là bạn cần dùng thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều, giảm liều hoặc tự ý ngưng thuốc.

Bên cạnh đó, bạn cần lập tức đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau: (8)

  • Tiêu phân sệt, đen, có mùi tanh
  • Tiêu phân có máu
  • Nôn ra máu (đen hoặc đỏ)
  • Đau bụng
  • Đầy bụng, khó tiêu.
  • Cảm thấy mệt lả, hụt hơi, choáng váng hoặc ngất xỉu.
  • Da tái nhợt và lạnh

TÓM LẠI

PPI, tên gọi đầy đủ là thuốc ức chế bơm proton, thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dùng NSAIDs có nguy cơ gặp tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ bảo vệ được đường tiêu hóa trên và không thể giúp bảo vệ chống lại các ảnh hưởng của NSAIDs trên đường tiêu hóa dưới.

Biện pháp bảo vệ toàn bộ đường tiêu hóa hiệu quả nhất đến hiện nay là lựa chọn loại NSAIDs ít nguy cơ gây biến chứng trên đường tiêu hóa, cụ thể là các NSAIDs thế hệ mới – thuốc ức chế chọn lọc trên men COX-2. Để tìm hiểu thêm vấn đề này, bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ điều trị.

Viatris đồng hành nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.

HelloBacsi.com cung cấp đường dẫn trong mục các chủ đề liên quan, bài cùng chuyên mục và bài có nhiều người đọc vì mục đích thuận tiện tra cứu. Viatris không kiểm duyệt các đường dẫn trong trang này và cũng không chịu trách nhiệm về nội dung hay hoạt động của các trang liên kết này.

PP-CEL-VNM-0472

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Coprescribing proton-pump inhibitors with nonsteroidal anti-inflammatory drugs: risks versus benefits. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5817415/?report=classic. Ngày truy cập 6/1/2021

2. NSAIDs-Associated Lower Gastrointestinal Bleeding: Where Do We Stand? https://www.cghjournal.org/article/S1542-3565(12)00904-4/pdf. Ngày truy cập 6/1/2021

3. Time trends and impact of upper and lower gastrointestinal bleeding and perforation in clinical practice. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19574968. Ngày truy cập 6/1/2021

4. Gastrointestinal Bleeding. In: Critical Care Medicine (Third Edition). Retrieved from: https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/colon-hemorrhage. Ngày truy cập 6/1/2021

5. Celecoxib versus omeprazole and diclofenac in patients with osteoarthritis and rheumatoid arthritis (CONDOR): a randomised trial. https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(10)60673-3/fulltext. Ngày truy cập 6/1/2021

6. Nonsteroidal anti-inflammatory drugs. https://www.drugs.com/drug-class/nonsteroidal-anti-inflammatory-agents.html. Ngày truy cập 6/1/2021

7. NSAIDss. https://www.arthritis.org/drug-guide/NSAIDss/NSAIDss. Ngày truy cập 6/1/2021

8. Gastrointestinal bleeding. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastrointestinal-bleeding/symptoms-causes/syc-20372729. Ngày truy cập 6/1/2021

9. Proton pump inhibitors. https://www.drugs.com/drug-class/proton-pump-inhibitors.html. Ngày truy cập 6/1/2021

10. Adverse Effects of NSAIDss in the Gastrointestinal Tract: Risk Factors of Gastrointestinal Toxicity with NSAIDss. https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-319-33889-7_4#citeas. Ngày truy cập 6/1/2021

11. Nonsteroidal Anti-inflammatory Drugs (NSAIDss). https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK547742/. Ngày truy cập 6/1/2021

12. Nonsteroidal anti-infl ammatory drugs and upper and lower gastrointestinal mucosal damage. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3890944/pdf/ar4175.pdf. Ngày truy cập 6/1/2021

Phiên bản hiện tại

28/01/2022

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - Tổng quan về thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch | Hello Bacsi x SANOFI

Những lưu ý khi dùng thuốc giảm đau trị thoái hoá khớp cho người bệnh huyết áp


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 28/01/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo