backup og meta

Đau gân cẳng chân khi chạy, nguyên nhân và cách điều trị

Đau gân cẳng chân khi chạy, nguyên nhân và cách điều trị

Đau gân cẳng chân được xem là loại chấn thương phổ biến do việc vận động quá mức tại khu vực xương chày. Chẩn đoán và điều trị sớm giúp hạn chế những nguy cơ biến chứng xảy ra sau này.

Nếu bạn cảm thấy đau nhói ở khu vực xương chày khi chạy, khả năng bạn bị đau gân cẳng chân là rất cao. Với hầu hết những người thường xuyên chạy bộ hay vận động viên chạy bộ, đau gân cẳng chân rất thường xảy ra, thậm chí đối với những vận động viên chuyên nghiệp.

Cách nhận biết đau gân cẳng chân

Những dấu hiệu nhận biết đau gân cẳng chân bao gồm:

  • Đau âm ỉ ở phần dưới của cẳng chân
  • Cơn đau trở nặng trong suốt quá trình tập luyện
  • Cơn đau xuất hiện ở một bên cẳng chân
  • Đau cơ
  • Cơn đau nhói ở phần bên trong của cẳng chân
  • Cứng khớp cẳng chân
  • Sưng cẳng chân
  • Cơ chân yếu.

Nhìn chung, đau gân cẳng chân sẽ trở nặng theo thời gian, giai đoạn đầu là những cơn đau âm ỉ, không rõ nguyên nhân, về sau, cơn đau trở nặng hơn, thậm chí khiến bạn không thể vận động.

Trong nhiều trường hợp, cơn đau xuất hiện trong lúc khởi động hoặc sau khi kết thúc buổi tập.

Nguyên nhân gây đau gân cẳng chân

Đau xương cẳng chân thường do tần suất luyện tập quá mức đối với xương chày và vùng mô xung quanh. Áp lực luyện tập lớn khiến cho cơ bị trẹo và làm tổn thương đến vùng xương. Chính điều này gây ra tình trạng đau và viêm ở xương cẳng chân.

Điều trị tại chỗ

Để chẩn đoán đau gân cẳng chân, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và tìm hiểu về lịch sử tập luyện, vận động của bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy được những biểu hiện rõ rệt, bạn cần tiến hành điều trị ngay tại chỗ. Bên cạnh chườm đá lạnh, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau, nhóm thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) được xem là giải pháp hữu hiệu đầu tiên.

Ngoài việc giảm đau hiệu quả, thuốc còn có tác dụng giảm viêm và sưng. Băng bó vùng xương cẳng chân bằng gạc cũng có tác dụng giảm sự khó chịu gây ra. Bạn cần kê chân lên cao khi ngủ hoặc nghỉ ngơi, nhất là vào ban đêm.

Điều trị lâu dài

Điều trị đau gân cẳng chân rất cần sự kiên nhẫn và thời gian. Bạn cần tập bài tập căng giãn vừa phải đối với khu vực cẳng chân và bắp đùi.

Bạn cần lưu ý, tránh mọi hoạt động liên quan đến việc chạy nhảy cho tới khi các triệu chứng khỏi hẳn. Điều này có thể mất từ 2–4 tuần. Trong thời gian nghỉ ngơi, bạn cũng nên thực hiện một số vận động nhẹ nhàng để duy trì sự linh hoạt cho các khớp nhằm tránh tình trạng cứng khớp.

Các bài tập đó bao gồm bơi lội hoặc đạp xe trên máy tập. Khi bắt đầu chạy lại, bạn nên chạy nhẹ nhàng, giảm cự ly chạy xuống và hạn chế tạo áp lực lên vùng xương cẳng chân. Sau đó mới dần dần tăng cự ly lên sau khoảng từ 3–6 tuần nhưng đừng tăng tốc độ chạy nhé.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

My Shin Bone Hurts After Running. http://www.livestrong.com/article/529784-my-shin-bone-hurts-after-running/. Ngày truy cập 4/8/2017.

Shin Splints. http://www.healthline.com/health/shin-splints#overview1.

Ngày truy cập 4/8/2017.

 

Phiên bản hiện tại

07/03/2020

Tác giả: Mai Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Nhi Bui


Bài viết liên quan

Top 7 máy massage cổ vai gáy tốt nhất giúp giảm đau nhức mà bạn nên sở hữu

Sử dụng thuốc giảm đau tại nhà: Bí quyết chọn đúng và dùng đúng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 07/03/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo