backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Triệu chứng đau khi quan hệ: Cẩn thận không nguy!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Huệ Trang · Ngày cập nhật: 30/10/2020

    Triệu chứng đau khi quan hệ: Cẩn thận không nguy!

    Triệu chứng đau khi quan hệ có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề nguy hiểm. Bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

    Đau khi quan hệ có thể do nhiều nguyên nhân. Và những cơn đau này xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

    Đau khi quan hệ là tình trạng khá phổ biến, gây đau từ trung bình đến nặng. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau ở âm đạo, âm hộ, tử cung, đáy chậu, bàng quang, vùng xương chậu và thắt lưng trong hoặc sau khi quan hệ tình dục. Theo một nghiên cứu gần đây, trong 4 người sẽ có 3 người cảm thấy đau trong hay sau khi quan hệ. Trong một vài trường hợp, cơn đau là tạm thời. Ở một số trường hợp khác, cơn đau sẽ kéo dài hơn.

    Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau trong và sau khi quan hệ:

  • Viêm âm đạo
  • U nang buồng trứng
  • Viêm nhiễm nấm kéo dài
  • Tổn thương thành xương chậu sau khi sinh đẻ hoặc phẫu thuật
  • Thiếu sự kích thích tình dục, thiếu ham muốn tình dục
  • Nhiễm nấm âm hộ
  • Viêm âm hộ
  • Thay đổi hormone
  • Chứng co đau âm đạo
  • Dị ứng
  • Khô âm đạo.
  • Trong trường hợp bạn có các triệu chứng trên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi có thể. Chúng bao gồm cảm giác đau rát, đau thành xương chậu, đau xương cụt và đau bộ phận sinh dục.

    Làm gì khi những cơn đau xuất hiện?

    Tham khảo ý kiến bác sĩ bất kỳ khi nào bạn có các triệu chứng, hãy nói với họ để được chữa trị kịp thời.

    Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện kiểm tra xương chậu để nhận biết nguyên nhân gây đau. Bạn nên chỉ ra cụ thể vị trí, độ dài và thời gian đau. Phương pháp chữa trị phụ thuộc vào nguyên nhân bên trong của bệnh.

    Ngoài ra, bạn có thể thử một vài cách sau đây để kiểm soát cơn đau của mình.

    • Bạn có thể dùng gel bôi trơn, ngâm nước ấm, đi tiểu, chia sẻ với bạn tình về căn bệnh, lập kế hoạch thời gian quan hệ tình dục hợp lý, chọn tư thế thoải mái để giảm đau
    • Chườm đá  âm hộ
    • Dùng các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) do bác sĩ chỉ định
    • Vệ sinh cẩn thận bộ phận sinh dục để an toàn khi quan hệ hay kiểm tra phụ khoa thường xuyên
    • Thường xuyên tập kegel để tăng sức mạnh cơ thành xương chậu.

    Bạn không nên coi thường những cơn đau bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để tìm phương pháp chữa trị sớm nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Huệ Trang · Ngày cập nhật: 30/10/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo