backup og meta

6 bài tập thể dục tốt nhất cho triệu chứng cứng khớp vai

6 bài tập thể dục tốt nhất cho triệu chứng cứng khớp vai

Khi bạn cảm thấy vô cùng đau đớn vì vươn người làm điều gì đó thì bạn có nguy cơ mắc phải chứng cứng khớp vai. Đặc điểm của tình trạng này là vai trở nên cứng và đau mỗi khi bạn cố cử động.

Phụ thuộc vào bệnh lý mà tình trạng này có thể nặng đến mức làm cho bạn không thể thực hiện các hoạt động hằng ngày của mình. Nhưng bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng cứng khớp vai bằng các bài tập thể dục đơn giản ngay tại nhà của mình.

Nguyên nhân dẫn đến cứng khớp vai

Triệu chứng cứng khớp vai là tình trạng vùng khớp vai bị viêm (vùng này bao gồm gân, dây chằng,  cơ bắp, ổ chảo xương vai và chỏm vai của xương cánh tay). Sự viêm nhiễm này gây ra đau đớn mỗi khi chúng ta cử động. Nếu không có sự chữa trị kịp thời, tình trạng bệnh lý sẽ càng lúc càng nghiêm trọng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cứng khớp vai thường không rõ ràng. Tuy nhiên, các bác sĩ đã tìm ra một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng này như:

  • Tuổi tác: trung niên từ 40 đến 60 tuổi thường gặp tình trạng này;
  • Giới tính: khoảng 70% báo cáo mắc bệnh thuộc về nữ giới;
  • Bạn mắc các vấn đề có ảnh hưởng đến sự trao đổi chất như bệnh tiểu đường, bệnh cường giáp trạng, hệ tuần hoàn yếu, bệnh lao phổi.

Các bài tập khớp vai

Không có gì ngăn cản bạn tận hưởng cuộc sống của mình bằng vấn đề hạn chế hoạt động theo ý muốn ở vai. May mắn thay, tình trạng của vai có thể được cải thiện bằng những bài tập thể dục đơn giản tại nhà như sau:

Kéo giãn dạng con lắc

  • Đầu tiên, hãy thư giãn vai của bạn;
  • Đứng thẳng người, sau đó nghiêng người ra trước nhẹ nhàng (bạn có thể dùng tay không bị bệnh để tựa lên bàn giữ thăng bằng), đưa tay bệnh về phía trước;
  • Xoay phần cánh tay bị cứng khớp vai thành vòng tròn hướng lên và xuống.
  • Thực hiện động tác 10 lần mỗi hướng, mỗi ngày.

Khi tình trạng tốt hơn, bạn có thể thêm lực vào vai khi thực hiện động tác.

Xoay tròn vai

  • Để tay lên vai và xoay vai theo hướng vòng tròn.
  • Vẽ vòng tròn bằng khuỷu tay của bạn, lặp đi lặp lại động tác này 20 lần theo chiều kim đồng hồ và ở hướng ngược lại 20 lần.

Kéo căng bằng khăn tắm

  • Giữ khăn tắm ở phía sau lưng và nắm lấy nó bằng tay còn lại của bạn, giống với khi bạn đang chà lưng của mình. Lưu ý để tay bị cứng khớp vai ở phía trên, và tay còn lại ở dưới.
  • Dùng phía tay khỏe để kéo khăn tắm, qua đó sẽ kéo dịch chuyển tay còn lại.
  • Thực hiện động tác từ 10 đến 20 lần một ngày.

Đẩy tường

  • Đứng đối diện tường, duỗi tay, áp lòng tay vào tường, sau đó nhẹ nhàng trượt cánh tay lên và xuống trong khi vẫn giữ chúng áp sát vào tường. Lưu ý: Bạn cần thực hiện động tác này chậm rãi để không làm tay của mình bị đau.
  • Lặp lại động tác này chừng 15 lần mỗi ngày.

Kéo căng vai

  • Sử dụng phía bên tay khỏe để nâng tay bị đau, đưa lên và hạ xuống một cách nhẹ nhàng. Giữ căng chừng 15 đến 20 giây.
  • Lặp đi lặp lại động tác này 10 đến 20 lần mỗi ngày và thực hiện chừng 15 nhịp mỗi lần tập.

Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ có những thông tin bổ ích về bài tập đơn giản tại nhà giúp cải thiện tình trạng đông cứng khớp vai. Bạn nhớ thực hiện chúng thường xuyên nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau. Có nhiều loại thuốc giảm đau trên thị trường hiện nay. Trong đó, các dòng thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) thường được lựa chọn sử dụng nhiều nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

6 Best Exercises For Frozen Shoulder Syndrome. http://www.jointessential.com/6-best-exercises-for-frozen-shoulder-syndrome/. Ngày truy cập 5/5/2017.

7 stretching & strengthening exercises for a frozen shoulder. http://www.health.harvard.edu/shoulders/stretching-exercises-frozen-shoulder. Ngày truy cập 5/5/2017.

6 Best Exercises for Frozen Shoulder. https://www.healersathome.com/blog/6-best-exercises-for-frozen-shoulder/. Ngày truy cập 5/5/2017.

Phiên bản hiện tại

24/08/2020

Tác giả: Hoàng Oanh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

HỎI ĐỂ KHỎE HƠN - VIÊM VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM | Hello Bacsi x SANOFI

Hello Bacsi | New Office Introduction


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Oanh · Ngày cập nhật: 24/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo