backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Ung thư niệu quản

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

Ung thư niệu quản

Tìm hiểu chung

Ung thư niệu quản là gì?

Ung thư niệu quản là ung thư hình thành trong ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Ung thư có thể phát triển trong hệ thống thu gom nước tiểu, nhưng tình trạng này thường hiếm gặp.

Ung thư niệu quản có liên quan chặt chẽ với ung thư bàng quang. Các tế bào lót niệu quản cùng một loại với tế bào lót bên trong bàng quang. Người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư niệu quản có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư bàng quang, vì vậy bác sĩ thường khuyên làm xét nghiệm để tìm kiếm dấu hiệu của ung thư bàng quang.

Mức độ phổ biến của ung thư niệu quản

Ung thư niệu quản không phổ biến và hay xảy ra nhất ở người lớn tuổi và những người trước đây đã được điều trị ung thư bàng quang. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư niệu quản?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư niệu quản là:

  • Máu trong nước tiểu
  • Đau lưng
  • Đau khi đi tiểu
  • Giảm cân không chủ ý
  • Mệt mỏi

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra ung thư niệu quản?

Nguyên nhân gây ra ung thư niệu quản chưa được biết rõ.

Bệnh ung thư này bắt đầu khi một tế bào ở lớp niêm mạc bên trong niệu quản phát triển lỗi (đột biến) trong ADN của nó. Đột biến làm cho các tế bào nhân lên nhanh chóng và tiếp tục sống sót sau khi các tế bào bình thường đã chết. Kết quả là một khối u các tế bào bất thường ngày càng lớn lên và gây tắc nghẽn niệu quản hoặc lan sang các khu vực khác của cơ thể.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư niệu quản?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ cho ung thư niệu quản như:

  • Lớn tuổi. Nguy cơ ung thư niệu quản tăng theo tuổi tác. Hầu hết mọi người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư này vào khoảng 70 đến 80 tuổi.
  • Ung thư bàng quang hoặc thận trước đây. Những người đã được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư bàng quang hoặc ung thư thận có nguy cơ cao bị ung thư niệu quản.
  • Hút thuốc. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư niệu quản, cũng như ung thư đường tiết niệu khác, bao gồm cả ung thư thận và ung thư bàng quang.

Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư niệu quản được?

Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và khám bụng. Phân tích nước tiểu được thực hiện để kiểm tra máu trong nước tiểu. Công thức máu đầy đủ (CBC) được thực hiện để kiểm tra có thiếu máu hay không. Xét nghiệm tế bào học nước tiểu (kiểm tra tế bào dưới kính hiển vi) được thực hiện khi nội soi bàng quang hoặc từ mẫu nước tiểu, có thể phát hiện các tế bào ung thư.

Bạn có thể cần làm các xét nghiệm sau:

  • Chụp CT bụng
  • Chụp X-quang bụng
  • Soi bàng quang với nội soi niệu quản
  • Chụp tiết niệu tĩnh mạch (IVP)
  • Siêu âm thận
  • Chụp MRI bụng
  • Chụp thận

Các xét nghiệm có thể phát hiện một khối u hoặc cho thấy ung thư đã lan từ thận.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư niệu quản?

Bác sĩ thường khuyên phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của thận (cắt thận). Điều này có thể bao gồm việc loại bỏ một phần của bàng quang và các mô xung quanh nó hoặc các hạch bạch huyết. Nếu khối u nằm ở niệu quản, bác sĩ có thể loại bỏ nó mà vẫn bảo tồn thận.

Khi ung thư đã lan ra ngoài thận hoặc niệu quản, bác sĩ thường yêu cầu hóa trị liệu.

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý ung thư niệu quản?

Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo