Gai sinh dục là một trong những tình trạng dễ gây nhầm lẫn với sùi mào gà – một bệnh xã hội nguy hiểm dễ lây lan qua đường tình dục khác. Mặc dù được xem là tình trạng phổ biến ở nam giới nhưng gai sinh dục có mặt ở cả hai giới. Vậy gai sinh dục nữ xuất hiện khi nào? Bị gai sinh dục có nguy hiểm không? Mời bạn cùng tìm hiểu!
Về cơ bản, gai sinh dục và sùi mào gà rất dễ gây nhầm lẫn nhưng chúng xuất phát từ 2 nguyên nhân khác nhau. Nếu sùi mào gà do một loại virus tên HPV gây ra và có thể lây lan qua đường tình dục thì gai sinh dục được xem là một loại u nhú lành tính và không lây lan.
Nếu xét về hình dạng, bệnh gai sinh dục không phải là bệnh sùi mào gà vì gai sinh dục chỉ là các nốt gai nhỏ hoặc rất nhỏ nổi lên ở vùng da nhiễm bệnh. Trong khi đó, sùi mào gà lại là những nốt sùi kết thành chùm lớn hơn, sần sùi hơn. Nhìn bằng trực quan, sùi mào gà giống như những chùm san hô hoặc những chùm trứng nhỏ xuất hiện trên vùng da bệnh.
Gai sinh dục là gì?
Gai sinh dục là bệnh hình thành khi các mô xơ hay tế bào thượng bì quá mức tạo thành các nốt gai ở quanh bìu, hậu môn và dương vật của đàn ông hoặc âm hộ, cổ tử cung, âm đạo, hậu môn của phụ nữ.
Gai sinh nữ hoặc gai sinh dục nam có nguy hiểm không? Đa phần các trường hợp gai sinh dục đều lành tính, khác với các bệnh lây lan qua bệnh tình dục nguy hiểm khác như sùi mào gà hay mụn rộp sinh dục. Ở mức độ nhẹ, gai sinh dục khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thông thường, gai sinh dục thường xuất hiện triệu chứng trong khoảng 3 tháng sau khi bị nhiễm trùng, nhưng cũng có trường hợp cơ thể không có biểu hiện gì trong nhiều năm.
Ngoài tác động xấu về mặt tâm lý và đời sống tình dục của bệnh nhân, gai sinh dục không gây ra bất kỳ sự nguy hiểm nào đáng kể đến tính mạng.
Nguyên nhân gây bệnh gai sinh dục
Như đã nói ở trên, gai sinh dục là một loại u nhú do sự tăng sinh tế bào thượng bì, hình thành nên những mô xơ ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ giới, không phải là một loại u nhú do HPV gây ra. Vì vậy đây không được xem là một bệnh lý và cũng không có khả năng lây lan qua đường tình dục. Tuy nhiên lưu ý rằng rất dễ nhầm lẫn gai sinh dục với sùi mào gà, nên tốt nhất bạn hãy đi khám bác sĩ để được thực hiện những xét nghiệm kiểm tra, chẩn đoán đưa ra cách xử lý phù hợp nhé!
Dấu hiệu mắc bệnh gai sinh dục
Dấu hiệu bệnh gai sinh dục nam là gì? Đối với nam giới, dấu hiệu nhận biết gai sinh dục dễ thấy nhất là các nốt nhỏ màu trắng lồi lên như da gà ở rãnh bao quy đầu hoặc trên toàn bộ dương vật. Khi sờ tay vào, bạn sẽ cảm thấy sự sần sùi, gờn gợn, có thể gây đau rát, ngứa ngáy, nhất là khi đi tiểu.
Dấu hiệu gai sinh dục nữ là gì? Ở nữ giới, trường hợp những gai (u nhú) hoặc nốt nhỏ màu trắng xuất hiện thường có thể quan sát thấy ở môi lớn, môi bé hoặc âm đạo.
Gai sinh dục ở nữ xuất hiện khi nào?
Gai sinh dục thường được xem là những u nhú lành tính và đột ngột khởi phát ở vùng sinh dục của phụ nữ. Hiện nay vẫn chưa có cơ chế rõ ràng về sự hình thành và phát triển của những u nhú này. Tuy nhiên, gai sinh dục ở nữ thường có liên quan đến tình trạng rối loạn nội tiết tố, cộng với điều kiện ẩm ướt ở âm đạo khiến các nốt sần này tiếp tục phát triển và lan rộng nhanh chóng. Trường hợp trong suốt thai kỳ, chị em phụ nữ tăng tiết dịch âm đạo cũng là “cơ hội” cho các nốt gai này phát triển.
Những phương pháp điều trị cải thiện gai sinh dục
Trong nhiều trường hợp, bệnh gai sinh dục không nguy hiểm đến tính mạng và không gây ra nhiều phiền toái như bệnh sùi mào gà nên bệnh nhân sẽ để các nốt gai sinh dục tự rụng khi chúng khô đi. Trong thời gian đó, người bệnh chỉ cần chú ý chặt chẽ đến khâu giữ vệ sinh vùng kín và tránh sự lây lan nhanh chóng là được.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn nhanh chóng khỏi bệnh và cần đến cách trị bệnh gai sinh dục chuyên nghiệp hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Khi đó, có thể bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng thuốc bôi đặc trị bệnh gai sinh dục. Loại thuốc được chỉ định phụ thuộc vào vị trí, số lượng nốt gai xuất hiện trên cơ thể.
Trong trường hợp cần thiết, đặc biệt là khi gai sinh dục xuất hiện quá dày hoặc bác sĩ nhận thấy nguy cơ biến chứng, có thể bạn sẽ được chỉ định loại bỏ gai sinh dục bằng tia laser. Liệu pháp này cho phép một chùm ánh sáng mạnh phá hủy mầm bệnh tận gốc. Từ đó, các nốt gai nhanh chóng khô lại rồi rơi khỏi vùng da nhiễm bệnh.
Cách điều trị gai sinh dục này không gây đau đớn nhưng đôi khi nó làm da bị kích ứng trong vòng 1-3 ngày. Những người thấy khó chịu sau khi điều trị thường được bác sĩ cho sử dụng thuốc giảm đau.
Ngoài ra, để giảm bớt cảm giác châm chích khó chịu, bạn có thể tắm bằng nước ấm để làm dịu da. Sau đó, bạn hãy cố gắng làm khô hoàn toàn vùng da vừa điều trị. Điều bạn cần đặc biệt lưu ý nữa là bạn không nên dùng sữa tắm hoặc các loại kem không có trong chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị gai sinh dục.
Cách phòng ngừa bệnh
Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng có thể tăng cường bảo vệ bản thân mình bằng cách chích ngừa vaccine HPV. Giống như các loại vaccine khác, vaccine HPV không giúp bạn hoàn toàn tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh nhưng nó là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay (nhất là khi bệnh sùi mào gà rất dễ gây nhầm lẫn với gai sinh dục).
Các chuyên gia y tế còn khuyến cáo những người đang thực hiện các hành vi tình dục nên chủ động sử dụng bao cao su khi quan hệ. Mặc dù bao cao su không giúp ngăn ngừa lây lan gai sinh dục nhưng đây là cách để bạn chủ động bảo vệ bản thân và đối tác, khỏi nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như sùi mào gà, bệnh lậu, giang mai,…
Nếu bạn đã mắc bệnh sùi mào gà hay nghi ngờ sùi mào gà, hãy thông báo cho vợ/chồng hoặc đối tác để họ có kế hoạch chủ động bảo vệ bản thân và phối hợp cùng bạn xây dựng chế độ sinh hoạt tình dục lành mạnh.
Tìm cách tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể cũng là cách hiệu quả phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác và bảo vệ sức khoẻ.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về gai sinh dục và nguy cơ gai sinh dục nữ hay nam giới xuất hiện khi nào. Đây cũng là những thông tin quan trọng giúp bạn phân biệt sùi mào gà và gai sinh dục, từ đó đưa ra những cách xử trí phù hợp nhé!
[embed-health-tool-ovulation]