backup og meta

Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không? Cách phòng ngừa bệnh HIV

Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không? Cách phòng ngừa bệnh HIV

Quan hệ bằng miệng là hành vi quan hệ tình dục mang lại những trải nghiệm mới mẻ. Song nếu oral sex không an toàn, bạn có thể đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục hoặc những vấn đề sức khỏe khác. Vậy quan hệ bằng miệng với người bị HIV mà lỡ nuốt tinh trùng có bị lây HIV không?

Bệnh HIV lây nhiễm qua con đường nào?

Bệnh HIV/AIDS (Human Immuno-deficiency Virus) là một căn bệnh mà ở Việt Nam mọi người còn gọi là bệnh sida. Đây là một căn bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch của người bệnh. Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV bắt đầu phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể mất dần khả năng chống lại virus, vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh.

Con đường lây nhiễm của HIV là gì?

Theo thông tin của Tổ chức Phòng Chống bệnh HIV/AIDS quốc tế – HIVGOV, bệnh HIV sẽ lây truyền qua các con đường như: Dịch cơ thể, máu, tính dịch (tình trùng), dịch tiết âm đạo, sữa mẹ.

Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không?

Nếu bạn lỡ nuốt tình trùng của người bị nhiễm HIV thì có bị lây nhiễm bệnh HIV không? Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh – CDC, các hành vi tình dục quan hệ bằng miệng như: Ngậm, liếm, mút dương vật (hoặc âm đạo), nuốt tinh trùng trong khi vòm họng, lưỡi, môi, nướu hoặc bộ phận sinh dục đang bị lỡ loét sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh HIV.

Điều đó cũng có nghĩa là, nếu bạn nuốt tinh trùng của người nhiễm bệnh, mà hai bạn không hề có vết lở loét nào trên miệng, họng và bộ phận sinh dục thì khả năng nhiễm bệnh HIV cũng là thấp.

Cũng chính vì vậy mà rất nhiều cặp đôi quan hệ đồng tình nam (MSM), đã chọn hình thức quan hệ bằng miệng khi phát hiện ra bản thân mắc bệnh HIV. Trong một bài khảo sát lớn trên các đối tượng quan hệ đồng tính nam, đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia – NIH, kết quả cho thấy, những cặp đôi MSM không nhiễm HIV (59%) có tỷ lệ quan hệ bằng miệng thấp hơn nhóm MSM đã phát hiện bản thân bị nhiễm HIV (75%).  

Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không khi có sử dụng biện pháp bảo vệ?

Nuốt tinh trùng có bị HIV không? Khả năng nuốt tinh trùng có bị lây HIV không còn tùy thuộc vào các tình huống khác nhau.

Tỷ lệ lây nhiễm HIV sau khi nuốt tinh trùng là rất thấp khi:

  • Nếu chỉ nuốt một lần: Mặc dù một lần cũng có khả năng bị lây nhiễm, nhưng tỷ lệ cũng rất thấp so với việc thường xuyên nuốt tinh dịch có chứa vi rút.
  • Tải lượng vi rút không có: Nếu tải lượng vi rút trong tinh dịch không có thì bạn có thể yên tâm không bị lây HIV khi quan hệ bằng miệng.
  • Dùng bao cao su hoặc tấm bảo vệ miệng: Tất nhiên đây là biện pháp an toàn bảo vệ bạn nên không có gì đáng ngại tình huống này. Nếu bao cao su bị thủng hay bị trượt thì khả năng rủi ro cũng rất thấp. 
  • Nếu chỉ là tiền xuất tinh (precum): Dịch của pre-cum không mang HIV và nguy cơ sẽ thấp hơn so với việc nuốt tinh dịch do pre-cum chỉ có lượng chất lỏng đơn thuần. 
  • Nếu nhổ tinh trùng mà không nuốt: Màng nhầy trong miệng càng ít tiếp xúc với tinh dịch có chứa HIV, khả năng vi rút truyền qua máu càng thấp. Việc nhổ tinh trùng sẽ giảm rủi ro nếu bạn nhanh chóng hạn chế tiếp xúc với nó.
  • Có sử dụng PrEP: Nếu bạn có sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị lây nhiễm thì cơ thể bạn cũng được bảo vệ phần nào. Theo nghiên cứu, PrEP làm giảm nguy cơ nhiễm HIV qua đường tình dục tới 99%.
  • Dùng thuốc kháng vi-rút sau đó (PEP): Post-exposure prophylaxis là sử dụng thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm để giảm thiểu khả năng mắc bệnh. PEP có hiệu quả cao trong việc giảm nguy cơ nhiễm HIV từ các hoạt động quan hệ tình dục. Bạn nên sử dụng trong vòng 72 giờ sau khi sau khi tiếp xúc.
nuốt tinh trùng có bị lây HIV không
Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không khi có sử dụng biện pháp bảo vệ? Câu trả lời là sẽ bảo vệ bạn được phần nào nhưng không hoàn toàn 100% là tránh được bệnh

Các phương pháp phòng ngừa nhiễm HIV

Để đảm bảo an toàn sức khỏe tình dục, bạn và đối tác có thể cởi mở và bàn luận với nhau để có những phương pháp quan hệ tình dục an toàn như:

Sử dụng bao cao su hoặc miếng chắn miệng

Việc sử dụng bao cao su hoặc miếng chắn miệng không chỉ bảo vệ bạn khỏi nhiễm HIV mà còn phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) như: Sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, giang mai, herpes sinh dục

Sử dụng thuốc kháng sinh PrEP, PEP, ART

Có một số loại thuốc để giúp ngăn ngừa truyền nhiễm HIV mà bạn có thể tham khảo như:

  • PrEP: Đây là loại thuốc mà người âm tính với HIV có thể giảm nguy cơ nhiễm HIV lên tới 99%
  • PEP: Cơ chế hoạt động của thuốc có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm HIV sau khi cơ thể tiếp xúc các yếu tố với người bệnh trong vòng 72 giờ.
  • ART: Người nhiễm HIV có thể điều trị bằng thuốc kháng vi -rút, hoặc ART, để giúp họ giữ sức khỏe và ngăn ngừa lây truyền HIV. Hầu hết những người dùng theo thuốc kê đơn của bác sĩ có thể giúp giảm tải lượng vi rút của họ xuống mức không thể phát hiện.

Giữ vệ sinh răng miệng

Các vết thương hở hay vết lở loét trong miệng có thể dẫn đến nhiễm HIV qua đường máu. Vì vậy bạn nên thực hành vệ sinh răng miệng hằng ngày và tránh đánh răng mạnh có thể khiến nướu của bạn bị chảy máu.

Thường xuyên kiểm tra STIs

Các bệnh lây qua đường tình dục STIs cũng có thể làm tăng khả năng lây nhiễm. Vì vậy bạn và đối tác nên được kiểm tra thường xuyên các bệnh STIs. Để được phát hiện sớm, điều trị STIs kịp thời và có thể giảm nguy cơ biến chứng sau này.

Hạn chế nuốt tinh trùng khi không sẵn sàng

Bạn có thể quan hệ bằng miệng và nhổ ra thay vì nuốt tinh trùng để giảm tỷ lệ khả năng bị nhiễm HIV. Trường hợp, bạn không sẵn sàng để quan hệ bằng miệng bạn cũng nên từ chối thực hiện hành vi tình dục này để bảo vệ bản thân.

nuốt tinh trùng có bị lây HIV không
Nuốt tinh trùng có bị lây HIV không và làm sao để giảm tỷ lệ mắc bệnh? Cách tốt nhất là bạn nên hạn chế nuốt tinh trùng khi chưa sẵn sàng

Các câu hỏi liên quan

Mẹ nhiễm HIV thì có lây cho em bé khi mang thai không?

Phụ nữ bị nhiễm HIV khi mang thai sẽ có tỷ lệ lây truyền sang con là khoảng 30%. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên CDC, nếu phát hiện và điều trị sớm thì khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ còn 1%.

Bạn có thể thăm khám và tư vấn với bác sĩ để sử dụng thuốc ART phòng ngừa HIV trong quá trình mang thai và sinh nở, cũng như thuốc HIV trong 4 đến 6 tuần sau khi sinh.

Sau khi nuốt tinh trùng thì làm sao biết là đã bị nhiễm HIV?

Nếu bạn không biết là sau khi nuốt tinh trùng thì có bị lây hiv không và nếu đã bị nhiễm thì làm sao để nhận biết.

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khi cơ thể nhiễm bệnh HIV:

  • Triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường trong 2-4 tuần đầu.
  • Sưng hoặc xơ cứng của các hạch nằm trong cổ họng, nách, háng.
  • Sốt, phát ban, nổi mụn nhọt, đổ mồ hôi đêm không kiểm soát.
  • Khó thở, ho khan, đau họng kéo dài không khỏi.
  • Rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy, nôn, buồn nôn.
  • Sụt cân liên tục hơn 10%, mệt mỏi hay thậm chí là kiệt sức.
  • Đau đầu, khó tập trung, mất ngủ, lờ mờ chóng mặt.

Kết luận

Lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, bạn hãy nên dùng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục và đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ biểu hiện khác thường nào. Hy vọng bạn đọc đã có câu trả lời cho mình liệu nuốt tinh trùng có bị lây HIV không vì sức khỏe tình dục bản thân và đối tác!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Prevention of Perinatal HIV Transmission

https://www.niaid.nih.gov/diseases-conditions/prevention-perinatal-transmission

Ngày truy cập: 09.11.2023

STDs and HIV – CDC Detailed Fact Sheet

https://www.qpp.org.au/oral-sex-hiv-stis/

Ngày truy cập: 09.11.2023

Oral Sex, HIV and STIs

https://www.cdc.gov/std/hiv/stdfact-std-hiv-detailed.htm

Ngày truy cập: 09.11.2023

How HIV is transmitted

https://www.tht.org.uk/hiv-and-sexual-health/about-hiv/how-hiv-transmitted

Ngày truy cập: 09.11.2023

Pre-Exposure Prophylaxis  

https://www.hiv.gov/hiv-basics/hiv-prevention/using-hiv-medication-to-reduce-risk/pre-exposure-prophylaxis

Ngày truy cập: 09.11.2023

Phiên bản hiện tại

09/11/2023

Tác giả: Trần Thùy Linh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Phong Huỳnh


Bài viết liên quan

Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu?

Dấu hiệu nhiễm HIV ở nữ là gì? Có dễ nhận biết trong giai đoạn đầu?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 09/11/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo