backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Triệu chứng khi mắc bệnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 22/01/2024

Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Triệu chứng khi mắc bệnh

Bệnh giang mai có lây qua đường nước bọt không? Bệnh giang mai có lây truyền qua đường miệng hay không? Nếu lỡ mặc chung quần áo với người bệnh giang thì có làm sao không?

Để bạn đọc hiểu rõ hơn bệnh giang mai là gì cũng như trả lời cho những thắc mắc nêu trên, Hello Bacsi mời bạn đọc tiếp bài viết ngay sau đây!

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai (syphilis) là bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Loại vi khuẩn này còn được gọi là xoắn khuẩn giang mai vì chúng có hình dáng giống lò xo. Bệnh giang mai có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Triệu chứng khi mắc bệnh giang mai

Thông thường, triệu chứng của bệnh giang mai sẽ diễn tiến theo 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 – Giai đoạn sơ cấp (sau nhiễm khuẩn từ 1 – 5 tuần): Với sự hiện diện của săng giang mai tại vị trí vi khuẩn xâm nhập (các vết cứng, tròn hoặc bầu dục, không đau thường gặp ở niêm mạc sinh dục) và tự biến mất sau đó 3 – 6 tuần.

Giai đoạn 2 – Giai đoạn thứ cấp (sau 4 – 8 tuần khi có các triệu chứng của giai đoạn sơ cấp): Cơ thể xuất hiện các vết ban đào hoặc nâu không đau nhưng ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân. Các triệu chứng đi kèm có thể là: Sưng hạch bạch huyết, sốt, đau họng, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi…

Giai đoạn 3 – Giai đoạn tiềm ẩn: Ở giai đoạn này, người bệnh không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn có 2 kiểu: Tiềm ẩn sớm (dưới 1 năm) và muộn (trên 1 năm). Kiểu tiềm ẩn sớm dễ lây nhiễm hơn tiềm ẩn muộn.

Giai đoạn 4 – Giai đoạn biến chứng: Ảnh hưởng lên nhiều cơ quan khác nhau như tim mạch, thần kinh, mắt, tai và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị như: Hoại tử vết loét gây sẹo, viêm màng não, nhiễm trùng mắt dẫn đến mù lòa, tê liệt một số bộ phận…

Triệu chứng bệnh giang mai

Bạn có thể quan tâm:

Bệnh giang mai có lây qua đường nước bọt không?

Bệnh giang mai có lây truyền qua đường nước bọt không? Câu trả lời là bệnh hoàn toàn có thể lây truyền qua đường nước bọt nếu người mắc bệnh giang mai có các vết loét ở môi, miệng và họng. Theo cách này, vi khuẩn bệnh giang mai sẽ lây truyền ở các tình huống như sau:
  • Hôn, quan hệ tình dục bằng miệng.
  • Dùng chung thức ăn có tiếp xúc nước bọt với người mắc bệnh giang mai.
  • Dùng chung các vật dụng cá nhân như: Bàn chải đánh răng, khăn mặt, cốc nước, chén dĩa ăn cơm.
Bệnh giang mai có lây truyền qua đường nước bọt hoặc đường miêng hay không? Câu trả lời là có thể lây truyền nếu người bệnh có các vết thương hở ở môi miệng.
Bệnh giang mai có lây truyền qua đường nước bọt hoặc đường miệng hay không? Câu trả lời là có thể lây truyền nếu người bệnh có các vết thương hở ở môi miệng.

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Sau khi bạn đã biết bệnh giang mai có lây qua đường nước bọt không! Ngoài đường nước bọt thì bệnh giang mai sẽ còn lây truyền qua các con đường khác như:

Theo thông tin từ Bệnh viện Mayo Clinic, bệnh giang mai rất dễ lây truyền từ người sang người, đặc biệt trong giai đoạn đầu khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các vết loét hoặc phát ban. Con đường lây truyền bệnh giang mai phổ biến nhất là quan hệ tình dục.

Ngoài ra, nếu người bệnh giang mai đang mang thai, bệnh sẽ lây truyền cho thai nhi. Tuy nhiên, người bệnh sẽ không lây truyền cho người khác qua việc đụng chạm vào các vật dụng trong nhà, nếu trên cơ thể không có các vết loét. Vì vi khuẩn lây bệnh giang mai không bám trên đồ vật.

Các câu hỏi thường gặp

Bệnh giang mai có lây qua quần áo không?

Theo thông tin của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh – CDC cho biết, bệnh không lây qua việc tiếp xúc với bệ ngồi toilet, hồ bơi, vòi nước nóng, bồn tắm hoặc mặc chung quần áo, đồ đựng thức ăn. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sống cùng người bệnh. 

Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần lưu ý đó là hãy dặn dò người bệnh thường xuyên kiểm tra cơ thể, để kịp thời nhận ra các vết trầy, xước và các vết thương hở.

Bệnh giang mai có lây qua đường miệng không?

Bệnh giang mai có lây truyền qua đường miệng, cụ thể hơn là lây truyền qua đường nước bọt khi người bệnh có các vết thương trên cơ thể, nhất là ở khu vực môi, miệng.

Bệnh giang mai có thể lây qua đường miệng khi người người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh có vết thương hở ở miệng

Kết luận

Tóm lại, bệnh giang mai có lây qua nước bọt không còn tùy thuộc vào cơ thể của người bệnh có các vết loét hay không. Nếu có thì khả năng lây truyền là có và nếu cơ thể người bệnh lành lặn không có vết thương khả năng lây nhiễm bệnh thấp hơn.

Qua bài viết này, Hello Bacsi hy vọng đã cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mắc bệnh hoặc đang là người chăm sóc người bệnh.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 22/01/2024

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo