backup og meta

Chốc mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị lở mép miệng

Chốc mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị lở mép miệng

Chốc mép (lở mép) là một bệnh da liễu có nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh, thường gặp ở trẻ em. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh đau rát vùng mép miệng mà còn gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti.

Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn cùng tìm hiểu về bệnh chốc mép để biết cách chữa trị hiệu quả.

Chốc mép (lở mép) là gì?

Chốc mép hay lở mép (tên tiếng Anh là angular cheilitis) là tình trạng da ở một hoặc cả hai bên mép miệng bị nứt và đau do viêm. Tình trạng này có thể xuất hiện trong một vài ngày hoặc kéo dài hơn (mạn tính). Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.

Đôi khi, chốc mép dễ bị nhầm lẫn với vết loét lạnh do virus herpes gây ra. Do đó, điều quan trọng là cần nhận biết những dấu hiệu chốc mép để có biện pháp chữa trị phù hợp.

Triệu chứng và dấu hiệu chốc mép là gì?

triệu chứng chốc mép

Bị chốc mép có dấu hiệu gì? Các triệu chứng cho thấy bạn bị chốc mép thường chỉ xuất hiện ở mép miệng. Các vết chốc này có thể gây đau đớn và khiến bạn khó chịu, cảm thấy 2 bên mép miệng bị rát. Các dấu hiệu có thể từ các vết đỏ nhẹ đến các nốt mụn nước phồng rộp, đóng vảy và chảy máu.

Khi bạn bị chốc mép, mép miệng sẽ bị nứt ở một hoặc cả hai bên kèm theo các triệu chứng như:

  • Chảy máu
  • Đỏ
  • Sưng
  • Có mụn nước
  • Da trở nên thô ráp, sần sùi
  • Ngứa
  • Có vảy
  • Đau.

Ngoài ra, theo các chuyên gia sức khỏe, khi bị lở mép miệng, bạn còn có thể có các triệu chứng khác bao gồm:

  • Vị giác thay đổi
  • Cảm giác nóng rát ở môi hoặc miệng
  • Môi khô và nứt nẻ
  • Gặp khó khăn trong ăn uống do kích ứng, có thể dẫn đến sụt cân.

Nguyên nhân gây chốc mép

Bị lở khóe miệng là do đâu hay nguyên nhân gây chốc mép là do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bạn bị khô hai bên mép miệng hay thậm chí là lở mép miệng. Trong đó phổ biến nhất là nhiễm virus và thứ hai là nhiễm nấm.

Lưu ý

Virus gây ra tình trạng nứt mép miệng gần giống với virus gây mụn rộp sinh dục – virus herpes, nhưng thực chất đây là hai tình trạng khác nhau.

Loại nhiễm nấm phổ biến nhất gây chốc mép là Candida albicans. Các bào tử nấm men này có mặt ở khắp nơi. Khi sức đề kháng cơ thể giảm sút, chúng sẽ có cơ hội phát triển và gây viêm ở mép, khóe miệng dẫn đến lở mép miệngNgoài ra, một số chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn cũng có thể gây ra tình trạng này.

Thông thường, việc nước bọt đọng lại ở mép miệng trong thời gian dài sẽ làm khu vực này quá ẩm. Khi nước bọt bay hơi, vùng da miệng ở vị trí này sẽ khô và bị kích ứng, dẫn đến lở mép miệng. Lúc này, người bệnh thường có thói quen liếm môi để giảm cảm giác khô và làm ẩm môi. Tuy nhiên, hành động này lại càng khiến cho tình trạng lở khoé miệng nặng hơn.

Một nguyên nhân khác dẫn đến chốc mép là thiếu hụt vitamin B. Khi đó, ngoài vết nứt ở mép miệng, bạn có thể bị đau lưỡi. Lý do thiếu hụt vitamin B thường là không ăn đủ các loại trái cây, rau quả và ngũ cốc nguyên cám.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị lở mép

bị chốc mép

Ngoài các nguyên nhân kể trên, việc thường xuyên bị lở khóe miệng hay bị rách mép miệng là do đâu? Theo các chuyên gia sức khỏe, ngoài các nguyên nhân kể trên, việc thường xuyên bị lở khóe miệng còn có các yếu tố khác như:

  • Quá nhiều nước bọt đọng lại trên khóe miệng: Vấn đề này thường xảy ra ở những người có thói quen liếm môi.
  • Nấm miệng ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bệnh đái tháo đường hay dùng corticosteroid toàn thân, kháng sinh.
  • Hệ miễn dịch yếu: Người nhiễm HIV/AIDS, hóa trị hoặc một số thuốc có thể gây hại cho hệ miễn dịch, dẫn đến một số bệnh lý.
  • Di truyền: Một số tình trạng di truyền như hội chứng Down có thể làm tăng nguy cơ bị lở mép.
  • Các vấn đề dinh dưỡng: Tình trạng thiếu máu hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn thiếu chất có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn.
  • Có các vấn đề về răng, miệng, môi, nướu: Các vấn đề như tưa miệng, các vấn đề về nướu và miệng, nhiễm virus hoặc nhiễm trùng ở trong hoặc gần miệng, sử dụng răng giả, môi khô và nứt nẻ… có thể làm tăng nguy cơ bị chốc mép.
  • Da nhạy cảm, nhất là khi bị viêm da dị ứng.
  • Dùng thuốc retinoid dạng uống: isotretinoin trị mụn trứng cá, acitretin trị vảy nến.

Bệnh chốc mép có nguy hiểm không?

Mặc dù gây đau đớn nhưng bệnh chốp mép, lở mép miệng thường không nghiêm trọng, không gây nguy hiểm và có thể được điều trị hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị, chốc mép có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng khác.

Ngoài ra, nếu không điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan, như đái tháo đường, người bệnh sẽ có nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn.

Chẩn đoán

Để xác định xem bạn có bị chốc mép không, bác sĩ sẽ kiểm tra miệng để xem có bất kỳ vết nứt, đỏ sưng hoặc phồng rộp không. Bạn cũng sẽ được hỏi về những thói quen liên quan đến môi, như liếm hoặc cắn môi.

Các tình trạng sức khỏe khác (như herpes môi hoặc liken phẳng) cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Do đó để chắc chắn chẩn đoán, bác sĩ có thể lấy mẫu mô ở miệng hoặc mũi để xác định loại vi khuẩn hoặc nấm gây ra tình trạng này.

Điều trị chốc mép

cách chữa chốc mép

1. Bị chốc mép bôi thuốc gì?

Nhiều người thắc mắc “Bị chốc mép (lở mép miệng) bôi thuốc gì?”. Mục tiêu điều trị chốc mép là chữa tình trạng viêm và giữ khu vực mép miệng khô để không bị nhiễm trùng tái phát.

Nếu chưa biết bị chốc mép bôi gì, bạn có thể tham khảo một số loại phổ biến như sau: 

Trường hợp bạn bị lở, nứt mép miệng do nhiễm virus, bác sĩ có thể chỉ định bôi một số thuốc chống virus để giảm bớt các triệu chứng.

Đôi khi, thuốc có thể phòng ngừa được cả sự phát bệnh với điều kiện là phải bôi ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên. Thuốc hạn chế tốt cường độ và thời gian các đợt tiến triển, ngoài ra còn giúp giảm đau.

Nếu vi khuẩn là nguyên nhân gây chốc lở, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh như:

Lưu ý

Bạn cần rất thận trọng khi ra nắng, nếu dễ bị chốc mép thì cần tránh các tia tử ngoại.

2. Biện pháp kiểm soát bệnh lở mép

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh lở mép. Một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, vitamin và chất dinh dưỡng sẽ giúp ích cho những người bị lở mép nếu nguyên nhân xuất phát từ chế độ ăn uống nghèo nàn, thiếu dưỡng chất.

Ngoài các loại thuốc kể trên thì bị chốc mép bôi gì? Bạn cũng có thể dùng son dưỡng ẩm hoặc dầu dừa để môi không bị khô nứt.

Các triệu chứng lở mép miệng thường bắt đầu cải thiện chỉ sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, một số người vẫn có thể bị chốc mép tái phát nếu các yếu tố nguy cơ vẫn còn.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng chốc mép miệng, từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Angular Cheilitis – An Updated Overview of the Etiology, Diagnosis, and Management https://www.researchgate.net/publication/349297921_Angular_Cheilitis_-_An_Updated_Overview_of_the_Etiology_Diagnosis_and_Management Ngày truy cập: 30/11/2023

Angular cheilitis: a clinical and microbial study https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1600-0714.1986.tb00610.x Ngày truy cập: 30/11/2023

The microbiology of angular cheilitis https://www.nature.com/articles/4803773 Ngày truy cập: 30/11/2023

Angular Chelitis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK536929/ Ngày truy cập 13/3/2023

Angular Cheilitis – What Is It, Causes, Treatment, and More

https://www.osmosis.org/answers/angular-cheilitis Ngày truy cập 13/3/2023

Angular Cheilitis

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21470-angular-cheilitis Ngày truy cập 20/6/2022

Angular Cheilitis

https://dermnetnz.org/topics/angular-cheilitis  Ngày truy cập 20/6/2022

Angular Cheilitis. https://www.webmd.com/oral-health/angular-cheilitis#1. Ngày truy cập 11/07/2019

Angular Cheilitis. https://www.healthline.com/health/angular-cheilitis#outlook. Ngày truy cập 11/07/2019

Angular Cheilitis. https://www.medicalnewstoday.com/articles/320053.php#outlook. Ngày truy cập 11/07/2019

Phiên bản hiện tại

30/11/2023

Tác giả: Tố Quyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | Nắm được khía cạnh khoa học của bệnh sâu răng

Herpes môi có nguy hiểm không? Cách điều trị herpes môi


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 30/11/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo