backup og meta

Làm gì khi bị viêm quanh thân răng khôn?

Làm gì khi bị viêm quanh thân răng khôn?

Viêm quanh thân răng là một rối loạn nha khoa, khi đó các mô ở nướu bị sưng và nhiễm trùng, đặc biệt tình trạng này thường xảy ra ở các nướu quanh răng khôn, răng hàm thứ ba và răng hàm cuối cùng. Phần lớn những người mắc tình trạng này thường trong khoảng cuối tuổi dậy thì và đầu 20 tuổi.

Viêm quanh thân răng được phân biệt với bệnh viêm nướu (nha chu) ở chỗ viêm quanh thân răng chỉ xảy ra ở những răng mới mọc một phần. Nguyên nhân gây ra tình trạng này tương tự như nguyên nhân gây ra áp xe nướu ở nha chu, đó là bởi những vật kẹt bên dưới các mô nướu.

Đâu là dấu hiệu và triệu chứng của viêm quanh thân răng?

Một số dấu hiệu và triệu chứng của chứng viêm quanh thân răng mà bạn cần lưu ý bao gồm:

  • Đau;
  • Nhiễm trùng;
  • Sưng nướu (do sự tích tụ của chất lỏng);
  • Có vị khó chịu trong miệng (do mủ rò rỉ từ nướu);
  • Sưng bạch huyết ở cổ;
  • Khó khăn khi mở miệng.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.

Bạn nên làm gì nếu bị viêm quanh thân răng?

Đôi khi, các triệu chứng nhẹ có thể được điều trị tại nhà mà không cần dùng kháng sinh. Đánh răng kỹ lưỡng và nhẹ nhàng với các bàn chải đánh răng đầu nhỏ có thể giúp loại bỏ các mảng bám hoặc thức ăn bị mắc kẹt. Dùng ống xịt nước có thể giúp loại bỏ các mảnh vụn bị kẹt dưới răng. Súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp làm dịu vùng bị viêm. Ngoài ra, pha loãng dung dịch oxy già (hydrogen peroxide) để súc miệng hoặc xịt có thể làm giảm vi khuẩn trong miệng.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Đối với trường hợp bị viêm nặng, xuất hiện sốt và sưng thì điều trị tại nhà là không hiệu quả, bạn phải cần sự chăm sóc đặc biệt từ các chuyên gia y tế và bác sĩ chuyên môn. Hãy đến nha sĩ để được tư vấn và điều trị sớm.

Bạn phòng ngừa viêm quanh thân răng như thế nào?

Bạn có thể ngăn ngừa viêm quanh thân răng bằng cách giữ vệ sinh răng miệng ở khu vực răng nhú lên để loại bỏ các vụn thức ăn và vi khuẩn tích tụ dưới nướu răng. Tuy nhiên, nếu các bước này không hiệu quả và bệnh xuất hiện trở lại thì các mô nướu có thể cần phải rạch và loại bỏ. Trong một số trường hợp, bạn nên nhổ răng khôn.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pericoronitis. http://www.webmd.com/oral-health/guide/pericoronitis. Ngày truy cập 13/05/2015

Pericoronitis. http://www.medicinenet.com/pericoronitis/article.htm. Ngày truy cập 13/05/2015

Impacted Tooth. http://www.colgateprofessional.com/patient-education/articles/periocoronitis-infection-near-wisdom-tooth. Ngày truy cập 13/05/2015

Phiên bản hiện tại

14/08/2020

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Hello Bacsi | Nắm được khía cạnh khoa học của bệnh sâu răng

Hello Bacsi | Nắm được khía cạnh khoa học của bệnh sâu răng


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 14/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo