backup og meta

Răng bị mẻ phải làm sao để giảm bớt cơn đau?

Răng bị mẻ phải làm sao để giảm bớt cơn đau?

Mẻ răng là chấn thương nha khoa thường gặp do tai nạn hoặc cắn trúng các vật cứng như kẹo, đá lạnh, cát sạn có trong thức ăn. Tình trạng này tuy không nghiêm trọng nhưng làm mất thẩm mỹ và gây nên những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài, nhất là khi dùng bữa. Vậy răng bị mẻ phải làm sao? Đừng lo đã có Hello Bacsi mách nước bạn cách “thổi bay” đau răng trong tích tắc.

Thực tế, không phải ai bị mẻ răng cũng đều thấy đau nhức liền tại chỗ. Cơn đau xuất hiện là do một phần men răng bị mất đi khiến tủy và ngà răng lộ rõ. Những bộ phận này khi tiếp xúc với không khí, nước lạnh thì sẽ tạo cảm giác ê buốt tận óc vô cùng khó chịu.

Răng bị mẻ phải làm sao để giảm bớt cơn đau?

Câu trả lời cho thắc mắc “răng bị mẻ phải làm sao” là bạn nên đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Việc này sẽ ngăn răng tổn thương hoặc gặp bất kỳ rủi ro nào khác. Dầu vậy, từ thời điểm gặp tai nạn mẻ răng cho đến lúc thăm khám, bạn có thể áp dụng những biện pháp mà Hello Bacsi gợi ý sau đây nhằm giảm bớt đau nhức khó chịu:

1. Súc miệng sau khi dùng bữa

Việc này vừa có tác dụng loại sạch thức ăn thừa dính ở kẽ răng, vừa giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào tổn thương gây nhiễm trùng. Bạn có thể súc miệng bằng nước ấm, nước muối hoặc hỗn hợp được pha từ nước và hydrogen peroxyde (oxy già). Nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy, việc súc miệng bằng dung dịch chứa thành phần hydrogen peroxyde rất hiệu quả trong cải thiện tình trạng viêm nướu cùng một số vấn đề răng miệng khác.

2. Chườm đá là lời giải cho thắc mắc “răng bị mẻ phải làm sao”

Nghe có vẻ lạ vì người bị mẻ răng khi dùng đồ lạnh sẽ bị ê buốt dữ dội hơn. Nhưng biện pháp này không áp dụng trực tiếp lên răng mà ở trên má. Hơi lạnh từ nước đá sẽ làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác, nhờ vậy mà cơn đau nhức sẽ biến mất nhanh chóng.

Cách thực hiện là cho đá vào khăn sạch, quấn chặt rồi chườm lên vùng bị ảnh hưởng. Nếu răng bị mẻ do va chạm thì có thể mất vài ngày để tình trạng sưng, bầm cải thiện. Lưu ý cách này chỉ áp dụng nếu chiếc răng mẻ nằm ở hai bên má.

3. Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng

răng bị mẻ phải làm sao dùng chỉ nha khoa

Răng bị mẻ phải làm sao? Trả lời bạn đó là hãy sử dụng chỉ nha khoa để lấy thức ăn và mảng bám giữa các kẽ răng thay vì dùng tăm. Bởi nếu dùng tăm xỉa răng không khéo sẽ làm tổn thương lợi (chảy máu lợi) và men răng (răng bị mài mòn) khiến cơn đau bộc phát dữ dội hơn.

4. Dùng thuốc giảm đau

Cơn đau răng nếu khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên thì lúc này bạn có thể sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn: paracetamol (acetaminophen) hoặc ibuprofen. Tránh sử dụng aspirin vì thuốc này làm chậm đông máu ảnh hưởng rất lớn trong trường hợp người bệnh buộc phải lấy tủy răng. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không nên nghiền nát rồi bôi thuốc giảm đau trực tiếp lên nướu vì một số thành phần có thể gây bỏng mô.

5. Cẩn thận với những gì bạn ăn là câu trả lời cho thắc mắc “răng bị mẻ phải làm sao”

Người gặp các vấn đề răng miệng nói chung nên sử dụng các loại thực phẩm mềm giàu dinh dưỡng như súp, cháo, bột… Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng các món cứng, dai, đồ lạnh và đặc biệt là những loại có vị chua, cay vì tính axit trong những thực phẩm như vậy sẽ kích thích các dây thần kinh ở răng làm đau nhức diễn ra dữ dội hơn.

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế nhai ở bên phần hàm có răng bị mẻ vì sẽ tạo áp lực lên tổn thương. Chưa kể, nhiều trường hợp răng mẻ hình thành nên những gờ răng sắc nhọn nếu không cẩn thận khi nhai sẽ làm tổn thương lưỡi.

6. Kê cao gối khi ngủ

kê cao gối khi ngủ giúp giảm đau

Nghe có vẻ không liên quan nhưng tình trạng viêm dây thần kinh liên quan đến răng bị mẻ thường là nguyên nhân gây đau nhức khó chịu. Thế nhưng, việc nâng cao đầu khi ngủ có thể làm giảm bớt áp lực ở vùng răng bị ảnh hưởng. Lưu ý là bạn cũng đừng lạm dụng biện pháp này quá nhiều vì nếu suốt đêm ngủ gối cao, các cơ cổ sẽ không được thư giãn. Điều này rất dễ dẫn đến bệnh xương cổ.

Răng bị mẻ phải làm sao? Mách bạn các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu

Để sở hữu hàm răng chắc khỏe, không khuyết điểm, bạn nên bỏ túi ngay những lời khuyên sau:

  • Hạn chế ăn những thực phẩm cứng như kẹo hay các loại hạt
  • Bỏ ngay thói quen xấu như gặm xương, cắn móng tay, nhai đầu bút bi, bút chì
  • Những người có tật nghiến răng khi ngủ về đêm hoặc những lúc căng thẳng nên sử dụng thêm dụng cụ bảo vệ hàm
  • Dùng dụng cụ bảo hộ khi chơi thể thao
  • Trẻ em hoặc người cao tuổi nên đi đứng cẩn thận, tránh té ngã gây hại cho răng

Mong rằng qua bài viết vừa rồi, bạn đã biết được răng bị mẻ phải làm sao để bớt đau nhức. Điều quan trọng là hãy nhanh chóng đến nha khoa kiểm tra nhằm giảm thiểu rủi ro xấu về sau.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What to Do for Pain and a Broken Tooth

https://www.healthline.com/health/toothache-broken-tooth#risks

Ngày truy cập 10/03/2021

What to Do If You Chip or Break a Tooth

https://www.healthline.com/health/how-to-fix-a-chipped-tooth

Ngày truy cập 10/03/2021

How to Relieve Pain From a Cracked or Broken Tooth

https://www.verywellhealth.com/toothache-relief-from-a-cracked-or-broken-tooth-1059317

Ngày truy cập 10/03/2021

Phiên bản hiện tại

11/03/2021

Tác giả: Minh Phú

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Khi bị đau răng kiêng ăn gì? Đừng ăn 7 loại thực phẩm sau

Đau răng nên ăn gì? 6 loại thực phẩm giảm đau răng hiệu quả, nhanh khỏi


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 11/03/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo