backup og meta

Niềng răng có hôn được không? Cách hôn khi niềng răng

Niềng răng có hôn được không? Cách hôn khi niềng răng

Nhiều người niềng răng lo lắng rằng họ sẽ không thể hôn người khác cho đến khi tháo niềng răng bởi điều này sẽ gây ra cảm giác khá khó chịu cho chính bản thân và “nửa kia”. Vậy, niềng răng có hôn được không?

Cảm giác khi hôn người niềng răng sẽ tùy thuộc vào cảm nhận của từng người. Một số người cho rằng hôn người yêu khi niềng răng là một cảm giác mới lạ và kích thích. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho biết đây là trải nghiệm đau đớn khi môi và lưỡi bị trầy xước do các mắc cài. Mời bạn cùng tìm hiểu những bí quyết hôn nhau khi một trong hai người đang niềng răng để có nụ hôn nóng bỏng và ngọt ngào.

Niềng răng có hôn được không?

Câu trả lời chắc chắn là có, bạn hoàn toàn có thể hôn khi đang niềng răng. Nếu như bạn đang sử dụng niềng răng trong suốt (Invisalign), việc hôn người yêu khi niềng răng hầu như không có bất kỳ trở ngại nào vì bạn chỉ cần tháo bộ niềng ra thì đã có một nụ hôn ngọt ngào. 

Tuy nhiên, bạn có thể gặp một số khó khăn khi hôn nếu đeo niềng răng bằng mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ. Trong trường hợp này, bạn cần hôn nhẹ nhàng và cẩn thận hơn để tránh tổn thương cho mô mềm trong miệng.

Hơn nữa, nếu như bạn biết cách hôn khi niềng răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi hôn thì điều này không còn là một vấn đề quá nghiêm trọng nữa.

niềng răng có hôn được không

Cách hôn người yêu khi niềng răng

Bên cạnh băn khoăn “Niềng răng có hôn được không?”, cách hôn người yêu khi niềng răng cũng là chủ đề được nhiều người quan tâm.

Trong quá trình hôn, bạn cần kiểm soát mức độ cảm xúc của mình, tránh hôn quá sâu và quá mạnh để không làm cho răng bị lay động, nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng (khoảng 3 tháng đầu). 

Đặc biệt, đối với người đang đeo niềng răng mắc cài, hệ thống mắc cài và dây cung niềng răng là những rào cản lớn có thể gây tổn thương cho môi và lưỡi trong quá trình hôn. Ngay sau đây là những bí quyết bạn nên biết khi hôn người yêu trong lúc niềng răng.

1. Giữ vệ sinh răng miệng trước khi hôn

Khi đeo niềng răng, việc duy trì vệ sinh răng miệng thường xuyên là vô cùng quan trọng để tránh mùi hôi khó chịu trong hơi thở

Bên cạnh thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên sau khi ăn, bạn cũng nên đánh răng trước khi hôn. Nếu việc này không thuận tiện, bạn có thể dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn bám vào mắc cài và dây cung.

2. Hãy hôn từ tốn và nhẹ nhàng

Hầu hết các nha sĩ đều khuyên bạn không nên hôn quá vồ vập và thô bạo khi đeo niềng răng mắc cài. Vì trong trường hợp này, bộ niềng răng có thể bị vướng vào lưỡi đối phương làm ảnh hưởng đến cảm xúc của cả hai.

Ngoài ra, những mô mềm trong miệng và lưỡi khi vướng vào các mắc cài có thể bị trầy xướng và chảy máu nếu bạn hôn quá nhanh và mạnh.

Niềng răng có hôn được không? Được nếu hôn từ tốn và nhẹ nhàng

3. Nên sử dụng lưỡi một cách tinh tế

Niềng răng sẽ không còn là trở ngại của nụ hôn nếu bạn biết cách dùng lưỡi khi hôn. Nụ hôn bằng lưỡi là một trải nghiệm nóng bỏng và gợi cảm, thường phù hợp cho những cặp đôi đủ tin tưởng nhau và tình cảm trao cho nhau mãnh liệt. 

Nụ hôn kiểu Pháp khi niềng răng nên được thực hiện nhẹ nhàng và chậm rãi để  tránh gây tổn thương và giúp nụ hôn dễ chịu và tình cảm hơn.

4. Thử sáp nha khoa và son dưỡng môi khi hôn

Sáp nha khoa là một công cụ hữu ích giúp làm giảm cảm giác không thoải mái khi đeo niềng răng, bao gồm cả khi hôn. Sử dụng sáp nha khoa để che đi những điểm thô ráp và cứng của niềng răng giúp tránh tổn thương môi. 

Ngoài ra, nếu bạn muốn có một nụ hôn tuyệt vời kể cả khi đang niềng răng, hãy giữ cho đôi môi luôn căng mọng. Việc sử dụng thêm son dưỡng môi sẽ giúp bờ môi của bạn thêm mềm mại và ngọt ngào, để nụ hôn trở nên thêm phần lãng mạn.

Lưu ý khi hôn cho người niềng răng

lưu ý khi hôn cho người niềng răng

Khi hôn trong lúc niềng răng, bạn cần chú ý đến một số điểm để đảm bảo an toàn và thoải mái cho cả hai. 

  • Chờ cho đến khi bạn thấy thoải mái: Quá trình niềng răng ban đầu có thể gây đau và không thoải mái. Vì thế bạn nên cho đối phương biết khi nào mình cảm thấy thoải mái với mắc cài và dây cung trước khi bắt đầu hôn.
  • Thăm dò từ từ: Khi bắt đầu hôn, hãy thăm dò từ từ và nhẹ nhàng cho đến khi cả hai đều cảm thấy thoải mái trước khi tiến xa hơn.
  • Hãy chậm lại và nhẹ nhàng. Bạn không nên hôn quá nhanh và quá mãnh liệt. Điều này có thể khiến cả bạn và bạn đời bị thương. Đồng thời, hôn quá mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến mắc cài của răng đấy!
  • Đừng chỉ hôn ở môi! Ngoài hôn môi, bạn có thể hôn vào những vùng như má, cổ, vai,… Những vùng này không ảnh hưởng đến niềng răng và cũng là một cách thể hiện tình cảm lãng mạn.

Như vậy, bài viết đã giới thiệu cho bạn cách hôn môi lãng mạn và an toàn với niềng răng. Hy vọng qua bài viết bạn không còn lo lắng về việc “Niềng răng có hôn được không?” hay “Làm sao để hôn người yêu khi đang niềng răng?”. Nụ hôn đúng cách khi đeo niềng răng sẽ hạn chế việc bạn bị tổn thương khi hôn và thăng hoa hơn trong tình yêu. Chúc bạn có thể tận hưởng nụ hôn lãng mạn và đáng nhớ cùng người mình yêu.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Can Two People With Braces Kiss?

https://www.esorthodontics.com/can-two-people-braces-kiss/

3 Key Tips for Kissing with Braces

https://www.simplyorthografton.com/blog/2021/07/08/3-key-tips-for-kissing-with-braces/

How to Kiss with Braces On | King Orthodontics

https://www.kingorthodontics.com/blog/how-to-kiss-with-braces-on/

Advice for Kissing with Braces | Long Beach Braces | Brodsky Ortho

https://www.drbrodskysmile.com/advice-for-kissing-with-braces/

French kissing with braces | Go Ask Alice! (columbia.edu)

https://goaskalice.columbia.edu/answered-questions/french-kissing-with-braces/

Phiên bản hiện tại

08/09/2023

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy

Cập nhật bởi: Hoa Vũ


Bài viết liên quan

3 lợi ích khi niềng răng mắc cài trong suốt và những lưu ý cần biết

Quy trình niềng răng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy

Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 08/09/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo