Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng dấu hiệu đau nhức khi mọc răng khôn xảy ra là do răng tách nướu để mọc lên. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị đau vùng mặt do răng khôn mọc chèn ép dây thần kinh.
2. Cứng khớp hàm là một trong những dấu hiệu mọc răng khôn
Khi răng khôn mọc lên, nhiều người cảm thấy hàm trở nên nặng nề, khó mở miệng ra hay ngậm miệng lại để ăn, nhai, nói, cười. Nếu vẫn cố gắng để cử động hàm, cơn đau do mọc răng khôn sẽ gia tăng.
3. Dấu hiệu mọc răng khôn ở người lớn: Sưng nướu

Một dấu hiệu khác cho thấy răng khôn đang mọc là kích ứng quanh nướu. Nướu của bạn có thể bị đỏ hoặc sưng trong những đợt răng khôn mọc lên. Điều này có thể ảnh hưởng đến chức năng nhai thức ăn, khiến người bệnh dễ cắn vào má, vào lưỡi khi nhai hoặc nói chuyện.
Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng nướu cũng có thể xảy ra, nhất là khi răng khôn mọc bất thường khiến một phần của chiếc răng khôn đã mọc xuyên qua nướu trong khi phần còn lại vẫn bị nướu che phủ. Lúc này, vi khuẩn và thức ăn có thể “ẩn nấp” ở mép nướu và gây nhiễm trùng nếu răng khôn không được vệ sinh đúng cách trong thời gian dài.
4. Dấu hiệu sắp mọc răng khôn: Có đốm trắng nổi lên phía sau răng hàm thứ hai

Nếu bạn nhìn sâu vào trong cùng của hàm và thấy có cục u nhỏ màu trắng nổi lên, đó có thể là đỉnh của chiếc răng khôn mới mọc qua nướu. Đây là dấu hiệu mọc răng khôn rõ rệt nhất!
5. Sốt mọc răng khôn
Khi mọc răng khôn, cảm giác đau nhức cùng với tình trạng viêm sưng nướu có thể khiến bạn khó chịu, mệt mỏi và thậm chí là tăng nhiệt độ cơ thể. Thực chất, thân nhiệt nóng nhẹ hơn khi mọc răng khôn là một dấu hiệu bình thường, do đó, bạn không nên quá lo lắng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sốt có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng xảy ra do mọc răng khôn. Lúc này, bạn cần đi khám để được nha sĩ chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả và kịp thời.
6. Sưng và đau má – Dấu hiệu mọc răng khôn hàm trên

Trong khi tình trạng sưng nướu là một triệu chứng mọc răng khôn phổ biến ở cả hai hàm, thì sưng má, đau má trong có thể là một dấu hiệu mọc răng khôn hàm trên. Má bị sưng to hơn bình thường, má trong bị đau, trầy xước, chảy máu… có thể xảy ra khi răng khôn hàm trên mọc lệch hướng ra ngoài má.
7. Khó nhai thức ăn
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp vấn đề với chức năng nhai khi mọc răng khôn:
- Cơn đau răng, đau nướu, đau hàm, cứng hàm do răng khôn mọc lên có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi nhai, gây chán ăn, bỏ bữa.
- Đôi khi, để tạo chỗ trống cho răng số 8 mọc lên, răng khôn mọc chen chúc có thể di chuyển các răng khác một cách âm thầm. Điều này có thể làm lệch khớp cắn của bạn, khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi nhai thức ăn, thậm chí vô tình cắn vào má trong hoặc lưỡi mỗi khi nhai hoặc nói chuyện.
8. Triệu chứng mọc răng khôn: Xuất hiện mủ
Nếu bạn nhận thấy có mủ chảy ra từ nướu tại vị trí trong cùng của hàm, hãy cảnh giác vì đó là một dấu hiệu mọc răng khôn nguy hiểm, cảnh báo nhiễm trùng răng khôn nghiêm trọng. Trong trường hợp này, bạn cần đến bệnh viện có chuyên khoa nha để có hướng điều trị phù hợp.
9. Hôi miệng là một dấu hiệu mọc răng khôn

Trong quá trình răng khôn mọc lên, bạn có thể cảm thấy hơi thở có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân là thức ăn dễ mắc kẹt vào những khoảng trống xung quanh răng khôn. Hơn nữa, răng khôn lại nằm ở vị trí khó có thể vệ sinh sạch sẽ. Những yếu tố này góp phần tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong khoang miệng, gây ra tình trạng hôi miệng.
10. Các dấu hiệu mọc răng khôn khác
Ngoài những dấu hiệu mọc răng khôn phổ biến đã kể trên, vẫn còn một số triệu chứng nhận biết răng khôn đang mọc khác, chẳng hạn như:
- Đau nhức đầu và các vùng khác: Răng khôn mọc ngầm hoặc mọc kẹt dưới nướu có thể dẫn đến sự tích tụ áp lực lên các dây thần kinh và gây đau đầu, đau mắt, đau tai…
- Đau xoang, nghẹt mũi: Chân răng khôn hàm trên có thể mọc đâm vào các xoang, gây đau đầu, nghẹt mũi và đau xoang.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn nhận biết được 10+ dấu hiệu mọc răng khôn phổ biến.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!