backup og meta

Tiêu xương ổ răng do đâu? Làm sao để ngăn chặn tình trạng này?

Tiêu xương ổ răng do đâu? Làm sao để ngăn chặn tình trạng này?

Người bị tiêu xương ổ răng có nguy cơ mất răng và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến xương ổ răng bị tiêu và có thể bạn đang phạm phải một số sai lầm đáng tiếc này.

Vậy tiêu ổ xương răng là gì và do đâu? Triệu chứng nhận biết và nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Làm sao để ngăn chặn tình trạng này xảy ra? Đọc ngay bài viết sau để có được câu trả lời nhé!

Tiêu  xương ổ răng là gì?

Tiêu xương ổ răng là sự mất xương xảy ra ở xương bao quanh và nâng đỡ răng, được gọi là xương ổ răng. Đây là tình trạng suy giảm xương về mọi mặt như: chiều cao, mật độ… Tình trạng này thường xảy ra khi chúng ta mắc các bệnh về răng mà không được chữa trị. Về lâu dài, xương ổ răng bị tiêu sẽ dẫn đến sự suy yếu của cấu trúc xương nâng đỡ răng. Cuối cùng là răng bị lung lay và tệ hơn là mất răng.

Triệu chứng tiêu  xương ổ răng

Bạn có thể nhận biết được tình trạng tiêu ổ xương răng nếu gặp phải những triệu chứng sau:

  • Răng lung lay
  • Tụt nướu hoặc nhận thấy răng dần trở nên dài hơn
  • Các khe hở xuất hiện giữa răng ngày càng rộng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Răng đau khi nhai
  • Nướu sưng hoặc chảy máu chân răng

Khi gặp phải một trong những triệu chứng trên, hãy liên hệ và đặt ngay lịch khám với bác sĩ để được thăm khám sớm, chẩn đoán chính xác để quá trình điều trị được hiệu quả hơn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu xương ổ răng

Tiêu xương ổ răng 1

Tình trạng tiêu xương ổ răng xảy ra khá phổ biến và nguyên nhân chính là do bệnh viêm nha chu hoặc do mất răng.

  • Mất răng: Trong năm đầu tiên sau khi mất răng, 25% xương xung quanh bị mất và xương tiếp tục “bị mòn’ theo thời gian.  Vì thông thường, xương hàm sẽ được củng cố và bảo tồn thông qua áp lực và kích thích của việc nhai. Khi áp lực đó không còn nữa, xương sẽ dần mất đi.
  • Bệnh về nướu: Trong trường hợp bệnh nha chu, vi khuẩn trong miệng sẽ dần ăn mòn phần xương hàm bên dưới kết nối răng với xương.

Ngoài ra, các yếu tố bao gồm thuốc, các bệnh và rối loạn, di truyền, sử dụng thuốc lá và liệu pháp hormone cũng là tác nhân góp phần gây ra tình trạng tiêu ổ xương răng.

Cách ngăn chặn tình trạng tiêu xương ổ răng

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là các bệnh về nướu, đặc biệt là bệnh viêm nha chu. Vì vậy, cách ngăn chặn tình trạng này hiệu quả là giữ vệ sinh răng miệng. Hãy đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa hay tăm nước sau mỗi bữa ăn để loại bỏ những mảnh thức ăn thừa bám vào chân răng. Ngoài ra, hãy tuân thủ lịch khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bệnh về răng (nếu có).

Phương pháp điều trị

tiêu xương ổ răng 2

Tình trạng suy giảm mật độ xương ổ răng có thể được điều trị. Ban đầu, nha sĩ sẽ sử dụng máy quét CT và chụp ảnh 3D để đánh giá tình trạng ổ răng bị tiêu xương. Màu của xương trong X-quang càng trắng tức là phần xương đó vẫn ổn và ngược lại. Khi hoàn tất quá trình đánh giá, nha sĩ có thể chỉ định bạn điều trị tình trạng này bằng những phương pháp sau:

Ghép xương

Trong trường hợp xương ổ răng đã tiêu biến hoàn toàn, nha sĩ sẽ tiến hành ghép xương để cung cấp đủ xương và sau đó tiến hành trồng răng implant. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp ghép xương cũng góp phần điều chỉnh phần xương bị tổn thương và bị mất xung quanh răng mắc phải bệnh viêm nướu nghiêm trọng. Phương pháp ghép xương không chỉ thay thế xương đã mất mà còn kích thích xương hàm phát triển lại và cuối cùng thay thế xương ghép bằng đoạn xương khỏe mạnh.

Nâng xoang

Trong trường hợp răng hàm bị nhổ đi, xương tại nơi đó sẽ tiêu biến. Do đó, xương ngăn cách giữa xoang và khoang miệng rất mỏng. Phương pháp trồng răng implant không thể thực hiện trong xương mỏng vì vậy phương pháp nâng xoang. Nâng xoang sẽ được thực hiện bằng cách đẩy nhẹ màng lót trong xoang ra khỏi hàm và đưa vật liệu ghép xương vào nơi có xoang. Khi vật liệu ghép xương đã hoàn toàn khớp với xương hàm, nha sĩ tiến hành cấy ghép răng implant.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Alveolar bone loss: mechanisms, potential therapeutic targets, and interventions https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24736703/ Ngày truy cập: 29/06/2021

Oral Health and Bone Disease https://www.bones.nih.gov/health-info/bone/bone-health/oral-health/oral-health-and-bone-disease Ngày truy cập: 29/06/2021

Periodontitis https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/periodontitis/symptoms-causes/syc-20354473 Ngày truy cập: 29/06/2021

Alveolar Bone Loss https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/alveolar-bone-loss Ngày truy cập: 29/06/2021

BONE LOSS AND ITS TREATMENT https://pasadenaperiodontics.com/bone-loss-treatment/ Ngày truy cập: 29/06/2021

Stop Dental Bone Loss in Midtown Atlanta & Roswell https://advancedperioatl.com/bone-loss-in-teeth/ Ngày truy cập: 29/06/2021

What is Bone Loss and Can It Be Treated? https://www.alphadentalgroup.com.au/blog/oral-care/what-is-bone-loss/ Ngày truy cập: 29/06/2021

Phiên bản hiện tại

30/06/2021

Tác giả: Phối Linh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Những thực phẩm gây sâu răng bạn không ngờ tới

Mách bạn cách nhận biết viêm nướu răng và mẹo chữa trị hiệu quả


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 30/06/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo