- Sốt cao đột ngột
- Buồn nôn, nôn mửa
- Tiêu chảy
- Đau đầu
- Đau mỏi cơ, yếu cơ
- Khát nước
- Tim đập nhanh
- Phát ban đỏ
- Khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp.
4. Lưỡi dâu tây do bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki là bệnh viêm mạch máu cấp tính, tổn thương xảy ra chủ yếu trên các mạch máu có kích thước trung bình và nhỏ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Kawasaki là một bệnh khó chẩn đoán vì không có xét nghiệm đặc hiệu nên dựa vào các triệu chứng là chính. Một người mắc bệnh Kawasaki sẽ có những biểu hiện sau đây:
- Sốt cao liên tục
- Mắt đỏ, có thể tiết dịch
- Tay chân, đầu ngón tay/ ngón chân bị phù nề, đỏ tím, bong da
- Phát ban toàn thân
- Biến đổi khoang miệng như môi đỏ, lưỡi đỏ nổi gai (lưỡi dâu tây).
5. Lưỡi dâu tây do thiếu hụt vitamin
Hàm lượng vitamin B-12 và folate thấp có thể gây ra tình trạng lưỡi dâu tây. Những triệu chứng phổ biến và rõ ràng hơn khi cơ thể thiếu hụt vitamin bao gồm mệt mỏi, yếu ớt, chóng mặt, vàng da, trí nhớ kém…
Các biến chứng liên quan đến lưỡi dâu tây
Lưỡi là cơ quan rất quan trọng. Vì vậy, tình trạng lưỡi dâu tây có thể khiến người bệnh cảm thấy đau và khó chịu. Bạn cũng dễ cắn vào lưỡi hơn bình thường vì lưỡi đang sưng to. Thêm vào đó, bạn cũng sẽ gặp khó khăn hơn khi nhai và nuốt thức ăn, đồ uống cho đến khi lưỡi hết sưng.
Về cơ bản, lưỡi dâu tây không gây rủi ro trực tiếp nhưng các biến chứng có thể đến từ các tình trạng, bệnh lý gây ra triệu chứng này, chẳng hạn như:
- Bệnh Kawasaki có thể gây tổn thương động mạch vành, dẫn đến viêm động mạch kéo dài.
- Hội chứng nhiễm độc tố (TSS) có thể gây tổn thương nhanh chóng các cơ quan như tim, phổi, gan, thận,… và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Sốt tinh hồng nhiệt có thể điều trị được nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai, viêm xoang, viêm phổi, sốt thấp khớp…
- Đối với một số trường hợp lưỡi dâu tây liên quan đến dị ứng thực phẩm hoặc thuốc, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ rất nguy hiểm.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị lưỡi dâu tây

Hiện nay, không có phương pháp đặc hiệu dùng để chẩn đoán và điều trị lưỡi dâu tây. Thay vào đó, tình trạng này thường được chẩn đoán, điều trị dựa vào các triệu chứng đi kèm cũng như nguyên nhân gây ra vấn đề.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!