Sứt môi, hở hàm ếch là một dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây là dị tật có thể ảnh hưởng đến khía cạnh thẩm mỹ và y học ngày nay gần như có thể điều trị hoàn toàn.
Sứt môi, hở hàm ếch là một trong những nỗi lo thường trực của mẹ bầu, đặc biệt nếu gia đình có tiền sử mắc bệnh. Thế nhưng, sứt môi, hở hàm ếch có di truyền không? Siêu âm có giúp phát hiện hay chỉ khi sinh ra mới biết? Nếu không may trẻ bị thì phải làm thế nào? Những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi sẽ phần nào giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Sứt môi hở hàm ếch là gì?
Nếu bạn thắc mắc sứt môi hở hàm ếch là gì, thì đây là tình trạng các mô ở môi và miệng không hình thành đúng cách trong quá trình phát triển:
- Sứt môi: Tình trạng các bộ phận trên khuôn mặt hình thành nên phần môi bị hở thay vì khép kín với nhau lại như những người khác.
- Hở hàm ếch: Tình trạng có khe hở giữa vòm miệng và khoang mũi.
Sứt môi và hở hàm ếch có thể diễn ra riêng lẻ hoặc cùng lúc với 3 dạng chính:
- Sứt môi nhưng không hở hàm ếch
- Hở hàm ếch nhưng không sứt môi
- Sứt môi và hở hàm ếch
Dấu hiệu của tật sứt môi và hở hàm ếch
Sứt môi hở hàm ếch phát hiện khi nào? Dị tật này có thể phát hiện ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ, thông qua siêu âm thai từ tuần 21 đến tuần 24. Siêu âm lúc này có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai như tật hở hàm ếch, sứt môi, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng.
Sau sinh, bạn có thể nhận diện dễ dàng dị tật này với các biểu hiện như:
- Trên môi hoặc vòm miệng xuất hiện vết nứt, gây ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 bên khuôn mặt
- Vết nứt xuất hiện như một khe nhỏ trên môi hoặc có thể kéo dài từ môi xuyên qua nướu trên và vòm miệng rồi dừng lại ở phần dưới mũi
- Vết nứt xuất hiện trên vòm miệng nhưng không ảnh hưởng đến vẻ ngoài của khuôn mặt.
Hở hàm ếch ở các cơ vòm miệng xuất hiện từ phần phía sau miệng và được bao phủ bởi lớp niêm mạc miệng thường ít phổ biến. Đây là dạng thường không được chú ý và không thể chẩn đoán cho đến khi các dấu hiệu có khuynh hướng tiến triển. Dấu hiệu của tình trạng này có thể bao gồm:
- Khó nuốt
- Nói bằng giọng mũi
- Tái phát nhiễm trùng tai.
Nguyên nhân
Ở tuần 6 đến tuần 10 của thai kỳ, xương và da của hàm trên, mũi và miệng sẽ hợp nhất lại để tạo thành vòm miệng và môi trên. Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch khi các bộ phận này không hợp nhất hoàn toàn. Đây là tình trạng rất thường gặp nếu trẻ mắc các dị tật bẩm sinh như:
- Hội chứng DiGeorge
- Hội chứng Pierre Robin
Một số mẹ cũng thắc mắc tật sứt môi, hở hàm ếch có di truyền không? Thực tế, tình trạng này cũng liên quan đến yếu tố di truyền, nếu ba mẹ, gia đình có tiền sử bị dị tật thì bé cũng có nguy cơ cao. Ngoài ra, cũng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ như:
- Dùng thuốc, chẳng hạn như thuốc chống co giật khi mang thai
- Thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ
- Tiếp xúc với hóa chất khi mang thai
- Hút thuốc lá, sử dụng ma túy hoặc uống rượu khi mang thai.
Để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân sứt môi hở hàm ếch, mời bạn tham khảo bài viết sau:
Điều trị sứt môi hở hàm ếch như thế nào?
Sứt môi và hở hàm ếch có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc:
- Nhai nuốt, bú mút
- Tăng trưởng và phát triển
- Nhiễm trùng tai và thính giác
- Khả năng nói, phát âm
Để tránh những ảnh hưởng trên, trẻ có thể được phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch ngay từ khi còn nhỏ:
- Sửa môi (thực hiện khi trẻ khoảng 3 – 6 tháng tuổi): Bác sĩ phẫu thuật rạch 2 bên khe hở và tạo ra các vạt mô. Các vạt mô sau đó sẽ được khâu lại, bao gồm cả cơ môi để tạo ra hình dạng, cấu trúc và chức năng môi bình thường. Phẫu thuật sửa môi thường để lại sẹo nhỏ phía dưới mũi.
- Phẫu thuật vòm miệng (thực hiện khi trẻ khoảng 10 – 12 tháng tuổi): Đóng tách và xây dựng lại vòm miệng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ sắp xếp, sửa chữa các cơ của vòm miệng
Ngoài ra, sau khi trẻ lớn hơn cũng có thể cần thực hiện một số phẫu thuật như ghép xương ổ răng, phẫu thuật mũi, phẫu thuật chỉnh hình xương…
Nuôi dạy và chăm sóc trẻ bị sứt môi hở hàm ếch như thế nào?
Nếu bé chẳng mắc phải căn bệnh hở hàm ếch, sứt môi bẩm sinh này, bạn cần mạnh mẽ và lưu ý những điều sau khi chăm sóc bé:
- Đừng tự trách bản thân mình, thay vào đó nên tập trung hết sức để chăm sóc và hỗ trợ bé
- Buồn, choáng ngợp hoặc khó chịu là bình thường. Bạn cần thật lòng với cảm xúc của mình và trở nên mạnh mẽ hơn
- Tìm kiếm sự hỗ trợ. Các nhân viên xã hội có thể sẽ giúp bạn tìm đến những cộng đồng và các nguồn lực tài chính cũng như giáo dục.
Ngoài ra, khi nuôi dạy con, bạn cũng cần:
- Đối xử với trẻ như những người khác, đừng quá chú ý đến khiếm khuyết của bé
- Chỉ ra những điểm mạnh mà không liên quan đến vẻ ngoài
- Giúp con bạn lấy lại sự tự tin bằng cách cho trẻ tự đưa ra quyết định trong một số vấn đề trong cuộc sống
- Khuyến khích các động tác về ngôn ngữ cơ thể giúp trẻ tự tin hơn, chẳng hạn như mỉm cười, giữ cho trẻ ngẩng cao đầu hoặc giữ vai thẳng;
- Trò chuyện và quan tâm đến cảm xúc của con, nếu bé bị trêu chọc hoặc đụng chạm khi đi học, bạn cần phát hiện và can thiệp sớm.
Làm thế nào để phòng ngừa?
Sứt môi và hở hàm ếch không thể ngăn chặn được trong nhiều trường hợp nhưng bạn nên thực hiện những điều sau để giảm thiểu nguy cơ:
- Thực hiện các xét nghiệm chọc ối để phát hiện sớm các dị tật bấm sinh của thai nhi.
- Xem xét các tư vấn về di truyền nếu gia đình có tiền sử bị dị tật
- Uống vitamin tổng hợp trước khi mang thai và trong giai đoạn mang thai có thể sẽ làm giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh, kể cả sứt môi và hở hàm ếch. Nếu bạn có dự định mang thai sớm, hãy bắt đầu dùng vitamin trước khi sinh ngay bây giờ.
- Không hút thuốc hoặc uống các chất có cồn trong giai đoạn mang thai bởi những thói quen này có thể làm gia tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về tật sứt môi hở hàm ếch.
[embed-health-tool-bmi]