backup og meta

Chuyện gì xảy ra nếu bạn không vệ sinh lưỡi thường xuyên?

Chuyện gì xảy ra nếu bạn không vệ sinh lưỡi thường xuyên?

Bạn đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ một cách thường xuyên, nhưng có thể bạn lại không chải lưỡi (cạo lưỡi) thường xuyên như thế. Hãy tìm hiểu xem những tác hại gây ra bởi việc không vệ sinh lưỡi thường xuyên qua bài dưới đây bạn nhé.

Một giáo sư khoa nha chu và trồng răng tại Đại học New York cho biết có hơn 700 loài vi khuẩn khác nhau đang sinh sống trong vùng miệng của chúng ta. Không phải tất cả các vi khuẩn đều có hại. Tuy nhiên, khi các vết thương và vết sẹo nhỏ trên bề mặt lưỡi bị các vi khuẩn xấu đồng loạt tấn công, nó sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng với lưỡi. Thế nên, bạn nên cải thiện thói quen vệ sinh răng miệng của mình.

Các vấn đề về lưỡi và nguyên nhân

Lưỡi trắng

  • Loét miệng (Leukoplakia): Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do các tế bào trong miệng phát triển quá mức, dẫn đến sự hình thành của các mảng trắng bên trong miệng, bao gồm cả trên lưỡi. Mặc dù không nguy hiểm nhưng chứng loét miệng lại có thể là tiền thân của bệnh ung thư. Vì vậy, bạn cần đến nha sĩ để xác định nguyên nhân hình thành các mảng trắng trên lưỡi của mình. Leukoplakia có thể phát triển khi lưỡi gặp phải các kích thích từ thuốc lá;
  • Nấm miệng: còn được gọi là bệnh nấm candida, là một loại nấm men phát triển bên trong miệng. Nấm miệng thường gặp phải ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi, đặc biệt là những người mang răng giả và những người có hệ miễn dịch suy yếu, bị tiểu đường, dùng steroid, người bệnh suyễn hoặc bệnh phổi, bệnh giun đũa. Thuốc kháng sinh có thể giết chết vi khuẩn có lợi trong miệng. Sữa chua trắng với các lợi khuẩn sẽ giúp làm phục hồi nguồn vi khuẩn có lợi. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng thuốc để chống nhiễm trùng;
  • Hội chứng rát miệng, lưỡi: Dấu hiệu của tình trạng này có thể là một đường màu trắng xuất hiện trên lưỡi của bạn với một hình dáng giống như ren. Khó có thể xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng rát miệng lưỡi, thế nhưng bạn có thể sử dụng một số biện pháp sau để cải thiện tình trạng này như vệ sinh răng miệng đúng cách, không hút thuốc lá và không nên sử dụng các thực phẩm gây kích ứng miệng.

Lưỡi đỏ hoặc có màu hồng dâu

  • Thiếu vitamin: sự thiếu hụt axit folic và vitamin B-12 có thể làm cho lưỡi của bạn có màu đỏ;
  • Lưỡi bản đồ (viêm thoái hóa di căn lành tính): tên “lưỡi bản đồ” được đặt dựa trên hình dạng của các mảng đỏ trên lưỡi, đôi khi các mảng này có một đường viền trắng xung quanh và vị trí của chúng trên lưỡi có thể thay đổi theo thời gian. Mặc dù chúng vô hại nhưng tốt nhất bạn nên đến nha sĩ để kiểm tra trong trường hợp các mảng màu đỏ xuất hiện và kéo dài hơn 2 tuần. Một khi nha sĩ đã xác định rằng các vết đỏ là triệu chứng của lưỡi bản đồ thì bạn không cần điều trị thêm nữa. Còn trong trường hợp tình trạng này khiến lưỡi của bạn bị đau hoặc không thoải mái thì bạn có thể dùng thuốc để giảm đau;
  • Tinh hồng nhiệt: trong tình huống bạn bị sốt cao và lưỡi bạn có màu hồng dâu. Nếu đây là trường hợp cần được điều trị kịp thời, hãy liên lạc ngay với bác sĩ bạn nhé.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các vấn đề về lưỡi. May mắn thay, phần lớn các vấn đề này lại không quá nghiêm trọng và hầu hết có thể được chữa trị nhanh chóng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, lưỡi có màu đỏ và đau đớn lại là triệu chứng của thiếu vitamin, AIDS hoặc ung thư miệng. Vì vậy tốt nhất bạn nên đến nha sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5 Crazy Things That Happen When You Don’t Brush Your Tongue. http://www.womenshealthmag.com/health/brush-your-tongue Ngày truy cập: 05/04/2017
Tongue Problem Basics. http://www.webmd.com/oral-health/guide/tongue-problem-basics-sore-or-discolored-tongue-and-tongue-bumps#1 Ngày truy cập: 05/04/2017

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Mỹ Hằng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hà Nguyễn


Bài viết liên quan

Bị tụt lợi phải làm sao? Cách điều trị tụt nướu răng hiệu quả

Chiếc lưỡi - Những sự thật khó tin và thú vị


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Mỹ Hằng · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo