backup og meta

10 cách chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả nhanh nhất và lưu ý cần nhớ

10 cách chữa viêm lợi tại nhà hiệu quả nhanh nhất và lưu ý cần nhớ

Viêm lợi không những gây đau đớn mà còn khiến hơi thở có mùi khiến bạn mất tự tin. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng các nguyên liệu tự nhiên. Cách chữa viêm lợi tại nhà không tốn kém nhưng lại khá hiệu quả nếu bạn bắt đầu điều trị sớm.

Một số trường hợp viêm lợi có thể tự khỏi nếu bạn có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải, dụng cụ nạo lưỡi và dùng chỉ nha khoa đúng cách. Nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể cải thiện tình trạng viêm lợi bằng cách chữa viêm lợi tại nhà – nước súc miệng tự nhiên. Ngay bây giờ, bạn có thể tham khảo 10 cách trị viêm lợi tại nhà bằng các loại nước súc miệng tự nhiên sau:

Tổng hợp 10 cách chữa viêm lợi tại nhà bằng nước súc miệng tự nhiên 

1. Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng nước muối

cách chữa viêm lợi tại nhà

Nhiều người thường rỉ tai nhau về cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất với nước muối. Vậy thực hư của biện pháp này là gì? Theo các chuyên gia nha khoa, việc súc miệng bằng nước muối mang lại nhiều lợi ích và có thể giúp chữa lành tình trạng viêm lợi. Muối là một chất khử trùng tự nhiên giúp lợi tự lành.

Nước muối có thể giúp làm dịu chỗ viêm, giảm đau, giảm tình trạng nhiễm khuẩn, loại bỏ thức ăn thừa, cải thiện mùi hơi thở.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho 2,5 – 3,75g muối vào một cốc nước ấm và khuấy đều.
  • Bước 2: Súc miệng bằng dung dịch nước muối này trong vòng khoảng 30 giây.
  • Bước 3: Nhổ nước súc miệng ra ngoài.

Bạn có thể súc miệng với nước muối theo cách như trên 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý:

Sử dụng nước muối quá thường xuyên hoặc ngậm nước muối quá lâu có thể làm men răng bị mòn do dung dịch muối có tính axit.

2. Cách chữa viêm lợi tại nhà với dầu dừa

cách chữa viêm lợi tại nhà

Cách chữa viêm lợi bằng dầu dừa khá an toàn vì loại dầu này có chứa axit lauric có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2015 đã chỉ ra rằng việc sử dụng dầu dừa để súc miệng giúp làm giảm đáng kể mảng bám và và dấu hiệu viêm lợi.

Súc miệng bằng dầu dừa cũng có thể giúp làm trắng răng, làm hơi thở thơm mát hơn, giảm đau đầu, căng thẳng và làm sạch xoang.

Bạn nên chọn dầu dừa phân đoạn để súc miệng vì loại dầu dừa này ít dính, ít bám hơn dầu dừa thông thường.

Cách chữa viêm lợi tại nhà với dầu dừa như sau:

  • Bước 1: Ngậm khoảng 5 – 10ml dầu dừa phân đoạn.
  • Bước 2: Súc dầu trong miệng 20 – 30 giây. Cẩn thận đừng để dầu dừa chạm vào cổ họng.
  • Bước 3: Nhổ nước súc miệng ra.
  • Bước 4: Súc miệng lại bằng nước.
  • Bước 5: Nhổ nước ra.
  • Bước 6: Uống 1 ly nước đầy.
  • Bước 7: Chải lại răng.

Lưu ý:

Trên thực tế dầu dừa là an toàn nhưng bạn nên cẩn thận không nên nuốt dầu dừa vì sau khi súc miệng, dầu dừa có chứa độc tố và vi khuẩn trong miệng.

3. Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng tinh dầu sả

cách chữa viêm lợi tại nhà

Nhiều ý kiến cho rằng việc dùng tinh dầu sả đánh bay mảng bám và chữa viêm lợi hiệu quả hơn cả nước súc miệng chứa chlorhexidine.

Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng tinh dầu sả:

  • Bước 1: Pha loãng 2–3 giọt tinh dầu sả trong khoảng 225ml nước.
  • Bước 2: Súc miệng bằng dung dịch trên trong vòng khoảng 30 giây.
  • Bước 3: Sau đó nhổ dung dịch nước súc miệng ra.

Bạn có thể súc miệng theo cách trên 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý:

Nhìn chung thì dầu sả là an toàn nhưng cũng rất mạnh. Vì vậy, bạn nên pha loãng tinh dầu sả để đảm bảo an toàn và không gây thêm kích ứng cho lợi và khoang miệng.

4. Cách trị viêm lợi tại nhà với nước súc miệng lô hội

cách chữa viêm lợi tại nhà

Một nghiên cứu công bố năm 2016 cho thấy việc dùng nước súc miệng lô hội có hiệu quả tương đương với nước có chất chlorhexidine trong việc giảm mảng bám và viêm lợi.

Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng nước súc miệng lô hội tiện lợi hơn so với các nguyên liệu khác vì bạn không cần pha loãng nước lô hội như các loại nước súc miệng khác mà chỉ cần dùng nước lô hội nguyên chất 100%.

Cách thực hiện mẹo chữa viêm lợi với lô hội: 

  • Bước 1: Ngậm nước sức miệng lô hội trong miệng trong vòng 30 giây.
  • Bước 2: Nhổ dung dịch súc miệng ra.

Lặp lại 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý:

Bạn nên mua nước súc miệng lô hội của các thương hiệu uy tín và làm theo những hướng dẫn ghi trên nhãn khi sử dụng. Những người bị dị ứng với lô hội không nên dùng loại nước súc miệng này.

5. Tinh dầu tràm trà giúp trị viêm lợi tại nhà

cách chữa viêm lợi tại nhà

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá Melaleuca Alterfolia ở Úc. Theo một nghiên cứu năm 2014, nước súc miệng từ tinh dầu tràm trà có thể giúp giảm chảy máu lợi đáng kể.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào khoảng 225ml nước ấm.
  • Bước 2: Súc miệng với dung dịch trên trong khoảng 30 giây.
  • Bước 3: Nhổ nước súc miệng ra.

Bạn có thể lặp lại cách này 2–3 lần mỗi ngày hay thêm 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng khi đánh răng.

Lưu ý:

Nếu bạn dùng tràm trà lần đầu tiên, bạn nên pha tinh dầu thật loãng. Việc tiếp xúc với tinh dầu tràm trà nguyên chất có thể gây ra phản ứng dị ứng, phát ban hay nóng nhẹ. Tinh dầu tràm trà cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm bổ sungthảo mộc.

6. Súc miệng bằng gel nghệ

cách chữa viêm lợi tại nhà

Kết quả nghiên cứu năm 2015 cho thấy cách chữa viêm lợi tại nhà bằng gel nghệ có thể ngăn chặn sự hình thành mảng bám ở răng và viêm lợi một cách hiệu quả nhờ vào tính kháng viêm.

Nghệ cũng có tính kháng khuẩn, kháng nấm nên có thể giúp chữa lành tình trạng chảy máu và đỏ lợi.

Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng tinh dầu sả: 

  • Bước 1: Đánh răng sạch sẽ.
  • Bước 2: Súc miệng thật kỹ.
  • Bước 3: Bôi gel nghệ vào lợi.
  • Bước 4: Đợi khoảng 10 phút.
  • Bước 5: Súc miệng với nước để loại bỏ gel còn sót.
  • Bước 6: Nhổ nước vừa súc miệng ra.

Bạn có thể lặp lại cách này 2 lần mỗi ngày.

7. Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng nước xô thơm

lá xô thơm

Các chuyên gia nha khoa cho biết việc dùng nước súc miệng xô thơm có thể giúp giảm đáng kể lượng vi khuẩn gây mảng bám trên răng.

Xô thơm còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp chữa lành sưng lợi và điều trị nhiễm trùng. Hơn nữa, bạn có thể ngậm nước súc miệng xô thơm trong 60 giây mà không bị kích ứng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đun sôi khoảng 225 – 450ml nước.
  • Bước 2: Thêm khoảng 28g xô thơm tươi hoặc 14g xô thơm khô vào nước.
  • Bước 3: Đun nhỏ lửa 5 – 10 phút.
  • Bước 4: Để dung dịch nguội dần.

Bạn có thể dùng dung dịch đun từ cây xô thơm để súc miệng từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

8. Súc miệng bằng lá đinh hương

đinh hương

Một số nghiên cứu đã chỉ ra đinh hương có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và giảm viêm. Đinh hương có đặc tính kháng virus và chống oxy hóa và cũng có thể giúp giảm đau.

Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng lá đinh hương: 

  • Bước 1: Băm nhỏ khoảng 5g lá đinh hương.
  • Bước 2: Làm ướt một miếng bông gòn và dậm vào chỗ đựng đinh hương đã băm nhỏ để đinh hương dính vào miếng bông càng nhiều càng tốt.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng chà miếng bông có dính lá đinh hương vào lợi.
  • Bước 4: Đợi trong khoảng một phút.
  • Bước 5: Súc miệng để loại bỏ phần lá đinh hương dính trong miệng.
  • Bước 6: Nhổ nước súc miệng ra.

Lưu ý:

Bạn không nên sử dụng quá nhiều đinh hương hoặc dùng đinh hương trong một thời gian dài. Những người bị dị ứng với nghệ không nên sử dụng cách chữa viêm lợi này.

9. Cách chữa viêm lợi tại nhà bằng dầu Arimedadi

dầu Arimedadi

Theo cổ học Ayurvedic, dầu Arimedadi có khả năng ức chế sự phát triển của mảng bám và cải thiện các triệu chứng viêm lợi. Không những thế, loại dầu này cũng có khả năng giúp răng lợi chắc khỏe, giảm sưng và đau, chữa lành vết loét ở miệng.

Cách chữa viêm lợi trùm tại nhà bằng dầu Arimedadi:

  • Bước 1: Ngậm 5–10ml dầu Arimedadi.
  • Bước 2: Súc miệng trong 20 – 30 giây. Lưu ý cẩn thận đừng để dầu chạm vào cổ họng.
  • Bước 3: Nhổ dầu đã ngậm ra.
  • Bước 4: Súc miệng bằng nước.
  • Bước 5: Nhổ nước súc miệng ra.
  • Bước 6: Uống một ly nước đầy
  • Bước 7: Chải lại răng.

Lưu ý:

Nếu bị viêm xoang, bạn không nên sử dụng dầu Arimedadi.

10. Cách chữa viêm lợi tại nhà: Súc miệng bằng nước lá ổi

lá ổi

Từ lâu nhiều người đã dùng lá ổi để chữa hôi miệng. Một vài nghiên cứu đã phát hiện nước súc miệng lá ổi có tính kháng khuẩn và kháng vi sinh vật giúp kiểm soát hình thành mảng bám. Nước súc miệng lá ổi cũng làm giảm viêm lợi, giảm đau và giúp trị viêm lợi hôi miệng.

Cách chữa sưng lợi răng hàm tại nhà với lá ổi:

  • Bước 1: Giã 5–10 lá ổi bánh tẻ (không non cũng chưa già).
  • Bước 2:Cho lá ổi vừa giã vào khoảng 225ml nước sôi.
  • Bước 3: Đợi 15 phút.
  • Bước 4: Khi dung dịch đã nguội, bạn hãy thêm một chút muối.
  • Bước 5: Súc miệng bằng nước lá ổi trong 30 giây.
  • Bước 6: Nhổ nước súc miệng ra.

Bạn có thể lặp lại cách này 2–3 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa viêm lợi tại nhà 

cách chữa viêm lợi tại nhà

  • Tăng tần suất và thời gian chải răng cũng như dùng chỉ nha khoa: Việc làm sạch những mảng bám trước khi chúng trở thành cao răng là rất cần thiết.
  • Lựa chọn, bảo quản và sử dụng các nguyên liệu súc miệng cẩn thận: Bạn hãy chọn chỗ uy tín để mua các nguyên liệu dùng cho điều trị viêm lợi tại nhà và giữ nguyên liệu ở trong tủ lạnh, đặc biệt là khi thời tiết nóng. Bạn cũng nên cẩn thận không nuốt nước súc miệng ngay cả khi các thành phần đều từ tự nhiên.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn đang có vấn đề sức khỏe: Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc đang bị bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ và các chuyên gia y tế trước khi áp dụng.
  • Đi khám ngay khi có các triệu chứng nghiêm trọng: Nếu bạn vẫn có các triệu chứng nghiêm trọng như rất đau đớn hoặc chảy máu, viêm lợi kéo dài sau khi đã thử các cách chữa viêm lợi tại nhà, bạn nên đi khám để tránh những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách trước khi chữa viêm lợi: Trước khi chữa viêm lợi, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách. Nếu bạn không chăm sóc răng và lợi đúng cách, việc áp dụng các cách chữa viêm lợi tại nhà sẽ không thể phát huy tác dụng. Hơn nữa, việc duy trì vệ sinh răng miệng còn giúp bạn phòng các bệnh nha khoa khác.

Mặc dù những cách pha nước súc miệng trên đều dùng nguyên liệu tự nhiên nhưng bạn vẫn nên lựa chọn nguyên liệu cẩn thận và không được nuốt nước súc miệng. Nếu bạn đã vệ sinh răng miệng đúng cách và súc miệng đầy đủ nhưng chứng viêm lợi vẫn không giảm thì hãy đi khám ngay nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Gum disease https://www.nhs.uk/conditions/gum-disease/ Ngày truy cập: 28/02/2023

Gingivitis https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gingivitis/diagnosis-treatment/drc-20354459#:~:text=Gingivitis%20usually%20clears%20up%20after,regular%20professional%20checkups%20and%20cleaning Ngày truy cập: 28/02/2023

Gingivitis https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10950-gingivitis-and-periodontal-disease-gum-disease Ngày truy cập: 28/02/2023

Gingivitis https://www.healthdirect.gov.au/gingivitis Ngày truy cập: 28/02/2023

Effect of coconut oil in plaque related gingivitis — A preliminary report.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4382606/ Ngày truy cập 20/10/2021

Psidium guajava: A review on its potential as an adjunct in treating periodontal disease.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4127827/ Ngày truy cập 20/10/2021

Tea Tree Oil versus Chlorhexidine Mouthwash in Treatment of Gingivitis: A Pilot Randomized, Double Blinded Clinical Trial.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7069753/ Ngày truy cập 20/10/2021

Comparative evaluation of topical application of turmeric gel and 0.2% chlorhexidine gluconate gel in prevention of gingivitis.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4668736/ Ngày truy cập 20/10/2021

Comparative efficacy of aloe vera mouthwash and chlorhexidine on periodontal health: A randomized controlled trial.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5045693/ Ngày truy cập 20/10/2021

Comparative Evaluation of Arimedadi Oil with 0.2% Chlorhexidine Gluconate in Prevention of Plaque and Gingivitis: A Randomized Clinical Trial

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5020187/ Ngày truy cập 20/6/2022

Phiên bản hiện tại

11/06/2023

Tác giả: Hồng Nhung

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoa Vũ


Bài viết liên quan

Cách lựa chọn thực phẩm giúp bạn bảo vệ răng miệng

Vệ sinh răng miệng có ảnh hưởng đến khả năng sinh con của bạn?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hồng Nhung · Ngày cập nhật: 11/06/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo