backup og meta

Bà bầu có nên xông hơi vùng kín không? 5 lưu ý khi xông cửa mình

Bà bầu có nên xông hơi vùng kín không? 5 lưu ý khi xông cửa mình

Việc xông hơi vùng kín có thể giúp bạn thải độc tố và lưu thông khí huyết bằng hơi nước nóng từ các loại thảo mộc. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện điều này để tránh gặp phải các rủi ro như nhiễm trùng nấm men, rối loạn kinh nguyệt, sảy thai…

Phương pháp sử dụng hơi nước nóng giúp cơ thể đào thải độc tố qua mồ hôi và lưu thông khí huyết đã trở nên phổ biến từ lâu. Với phương pháp tương tự, nhiều người đã áp dụng cách xông hơi vùng kín để làm sạch vi khuẩn và chăm sóc “vùng tam giác mật’.

Là phụ nữ, vùng kín khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe sinh sản và hạnh phúc gia đình. Vì thế, những phương pháp chăm sóc “vùng tam giác mật’ hay xông hơi vùng kín rất được cách chị em quan tâm. Đặc biệt, phụ nữ sau sinh được tư vấn xông vùng kín để diệt khuẩn bằng các loại thảo dược, lá thuốc, muối… Một số chị em cũng thỉnh thoảng thực hiện điều này để làm sạch khu vực nhạy cảm.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái chiều lại cho rằng phương pháp xông hơi vùng kín không thật sự tốt cho sức khỏe phụ nữ. Vậy thực hư điều này thế nào? Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những điều bạn cần biết khi xông hơi vùng kín nhé!

Xông hơi vùng kín là gì?

xông hơi vùng kín

Đây là một phương pháp tự nhiên lâu đời được tin rằng có khả năng giúp làm sạch âm đạo, tử cung, điều hòa kinh nguyệt, máu huyết lưu thông, giúp se khít âm đạo sau sinh. Bạn có thể thực hiện bằng cách ngồi trên một nồi chứa hơi nước có các loại thảo mộc.

Hơi nước từ các loại thảo mộc có thể bao gồm húng quế, hương thảo, ngải cứu, lá lốt xâm nhập vào các mô âm đạo giúp mang lại nhiều lợi ích cho vùng kín. Các nguyên liệu thường được dùng để xông hơi: lá trầu không, kinh giới, lá xả, quốc hương, quế chi, hương nhu, ngải cứu, ngũ trảo, gừng ngâm rượu, tràm, khuynh diệp, vỏ quýt (trần bì), bưởi, lá ổi…

Phương pháp xông hơi vùng kín thông thường được thực hiện tại các spa bằng ghế chuyên dụng có lỗ cho hơi nước đi qua. Bạn cũng có thể tự chuẩn bị dụng cụ để xông hơi vùng kín tại nhà.

>>> Bạn có thể tham khảo: Hỏi đáp Bác sĩ: Vệ sinh vùng kín đúng cách ở tuổi dậy thì như thế nào cho đúng?

Mách bạn cách xông hơi vùng kín tại nhà

xông hơi vùng kín

Nếu không có điều kiện xông âm đạo tại spa, bạn có thể chuẩn bị dụng cụ và nguyên liệu để thực hiện tại nhà bằng những hướng dẫn sau đây:

  • Đặt khoảng 1 chén các loại thảo mộc bạn đã chọn vào chậu nước nóng.
  • Ngâm các loại thảo mộc trong ít nhất 1 phút.
  • Đặt một chiếc ghế có lỗ phần mặt ghế lên trên chậu nước nóng
  • Cởi bỏ phần quần áo từ thắt lưng trở xuống.
  • Quấn một chiếc khăn từ eo đến chân để ngăn hơi nước thoát ra.
  • Việc xông hơi có thể trung bình kéo dài từ 15 – 20 phút tùy thuộc vào độ nóng của nước.

Lưu ý là trước khi thực hiện phương pháp xông hơi vùng kín, bạn nên lựa chọn các thảo mộc sạch từ nhà cung cấp có uy tín. Bạn nên sử dụng các biện pháp an toàn tránh bỏng hay hơi nước quá nóng gây tổn thương vùng kín.

>>> Bạn có thể tham khảo: Vùng kín có mùi hôi tanh: Hiểu rõ nguyên nhân để cải thiện hiệu quả

Khám phá những lợi ích khi xông hơi vùng kín

Phương pháp xông hơi vùng kín hoạt động bằng cách thúc đẩy lưu lượng máu đến các mô âm đạo, nhờ đó tăng cường khả năng hồi phục và làm sạch âm đạo. Hơn nữa, xông vùng kín còn có những lợi ích khác như:

  • Điều trị đau đầu
  • Điều trị bệnh trĩ
  • Giảm căng thẳng
  • Tăng khả năng sinh sản
  • Tăng năng lượng và giảm mệt mỏi
  • Thúc đẩy sự hồi phục sau khi sinh con
  • Giảm các triệu chứng kinh nguyệt như đầy hơi, chuột rút, kiệt sức và xuất huyết.

xông hơi vùng kín

Mức độ an toàn khi dùng hơi nước nóng ở vùng kín

Một trong những rủi ro của phương pháp xông vùng kín là hơi nước có thể làm bỏng các mô âm đạo nhạy cảm nếu quá nóng. Thêm vào đó, nhiệt ẩm tác động vào âm đạo cùng với một số chất phụ gia trong hơi nước cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men hoặc vi khuẩn. Giống như thói quen thụt rửa quá kỹ, xông vùng kín cũng sẽ làm… “bốc hơi’ luôn cả những vi khuẩn có lợi cho vùng kín. Hơi nước làm khô môi trường sinh sống tự nhiên của các loại vi khuẩn này, từ đó càng khiến vùng kín dễ bị viêm nhiễm hơn.

Trong những ngày đèn đỏ, bạn không nên xông hơi vùng kín do có thể gây ra tình trạng xung huyết hoặc rối loạn kinh nguyệt.

Nếu dụng cụ xông hơi âm đạo không được giữ sạch, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng và các tác dụng phụ khác. Do đó, bạn cần phải làm sạch tất cả các dụng cụ trước khi sử dụng. Nếu đến spa để xông vùng kín, bạn nên hỏi nhân viên spa liệu các dụng cụ đã làm sạch chưa để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bí quyết giúp bạn thư giãn với phòng xông hơi ướt

Câu trả lời cho các thắc mắc mang thai có được xông lá trầu không hay bà bầu có nên xông vùng kín không, có nên xông hơi vùng kín khi mang thai không là “KHÔNG’? Nguyên do là bởi phụ nữ mang thai nên tránh xông hơi âm đạo, sử dụng bồn nước nóng và phòng xông hơi do hơi nước xông lên có thể ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển. Bên cạnh đó, một số loại thảo dược có thể gây sảy thai.

Lưu ý khi xông hơi khu vực “tam giác mật’

xông hơi vùng kín

Nếu bạn muốn xông hơi vùng kín, bạn cần lưu ý tránh tiếp xúc quá gần hơi nước hoặc sử dụng nước quá nóng. Nếu hơi nước làm bạn cảm thấy khó chịu hoặc quá nóng, bạn nên ngồi cách xa ra hoặc tạm ngưng thực hiện. Thông thường, âm đạo có khả năng tự làm sạch và không cần xông hơi thảo dược. Thông tin về việc xông vùng kín có khả năng làm sạch âm đạo hoặc tử cung, cải thiện khả năng sinh sản và cân bằng nội tiết tố hiện vẫn đang được nghiên cứu.

Nếu bạn muốn thử xông hơi vùng kín, bạn nên trao đổi với bác sĩ khi kiểm tra phụ khoa định kỳ để được tư vấn phù hợp với thể trạng hiện tại.

>>> Bạn có thể tham khảo: 7 cách làm mềm lông vùng kín tại nhà đơn giản nhưng cực hiệu quả

Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định áp dụng cách xông cửa mình nhằm khôi phục lại sự cân bằng pH cho âm đạo do nhiễm trùng. Thực tế, thói quen vệ sinh âm đạo sạch sẽ và khô ráo là cách tốt nhất để giữ cho vùng kín khỏe mạnh rồi đấy

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. What is vaginal steaming?

https://www.health.harvard.edu/womens-health/what-is-vaginal-steaming

Ngày truy cập 26/6/2022

2. Basically, it’s sorcery for your vagina’: unpacking Western representations of vaginal steaming

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27719108/

Ngày truy cập 26/6/2022

3. The Vaginal Steaming Trend: Helpful or Hurtful for Endometriosis?

https://www.endofound.org/the-vaginal-steaming-trend-helpful-or-hurtful-for-endometriosis

Ngày truy cập 26/6/2022

4. What to know about vaginal steaming

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322657.php

Ngày truy cập 26/6/2022

5. Vaginal Steaming: What You Need To Know

https://www.mindbodygreen.com/0-17278/vaginal-steaming-what-you-need-to-know.html

Ngày truy cập 26/6/2022

Phiên bản hiện tại

27/06/2022

Tác giả: Hoàng Trí

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Linh Hồ


Bài viết liên quan

Điểm danh 8 nguyên tắc chăm sóc vùng kín phụ nữ cần nhớ

Nổi mụn vùng kín, làm sao đây?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Trí · Ngày cập nhật: 27/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo