Vì sao bệnh sùi mào gà ở nữ thường phổ biến?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận · Sản - Phụ khoa · Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 20/10/2022

    Vì sao bệnh sùi mào gà ở nữ thường phổ biến?
    Quảng cáo

    Sùi mào gà là một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STDs), do virus HPV gây nên, phát triển ở cả nam và nữ giới. Trong bài viết này, hãy cùng Hello Bacsi đi tìm hiểu về bệnh sùi mào gà ở nữ nhé.

    Bệnh sùi mào gà ở nữ là gì?

    Bệnh sùi mào gà (hay còn gọi là mụn cóc sinh dục) là một trong các bệnh lây lan qua đường sinh dục (STD) phổ biến, do virus HPV gây ra. Nhắc đến virus HPV, nhiều chị em phụ nữ thường liên tưởng đến bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên HPV có hơn 100 chủng loại, trong đó chủng HPV 11 và 6 mới là tác nhân gây bệnh sùi mào gà, khác với chủng gây ung thư cổ tử cung.

    Bạn có thể tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh sùi mào gà ở nữ giới qua bài viết sau đây của Hello Bacsi: Sùi mào gà ở nữ và những điều bạn chưa biết

    Những con đường lây truyền bệnh sùi mào gà sinh dục ở nữ giới

    Theo thống kê từ CDC Hoa Kỳ, có đến 340.000 đến 360.000 người bị nhiễm HPV gây mụn cóc hàng năm ở nước này. Tỷ lệ này thường cao hơn ở nữ giới. Tác nhân chính gây bệnh sùi mào gà sinh dục là virus HPV (chủng HPV 11 và 6). Bên cạnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục mà không được bảo vệ như ở cánh mày râu, chị em phụ nữ cũng có nguy cơ mắc phải bệnh sùi mào gà khi:

    • Quan hệ tình dục qua đường miệng, âm đạo hay hậu môn với người bị nhiễm HPV hoặc mụn cóc sinh dục.
    • Quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm HPV hoặc sùi mào gà ở miệng, lưỡi và cổ họng.
    • Lây truyền từ người mẹ đang mắc bệnh sùi mào gà sang con.


    Lưu ý rằng: phái nữ vẫn có thể có nguy cơ bị sùi mào gà khi tiếp xúc da kề da (trong quan hệ tình dục kể cả khi không xuất tinh) với người mang mầm bệnh mà không có triệu chứng của bệnh sùi mào gà.

    Mụn cóc thường xuất hiện trong vòng vài tháng sau khi người bệnh quan hệ tình dục với người bị nhiễm HPV. Sùi mào gà cũng có thể khởi phát trong vài ngày hoặc vài tuần sau đó thậm chí là vài năm sau. Tuy nhiên cũng có một số người hợp người bị nhiễm virus HPV nhưng không phát triển bệnh sùi mào gà.

    Các biến chứng của bệnh sùi mào gà ở nữ giới

    tư vấn về bệnh sùi mào gà ở nữ giới

    Liên quan đến cấu trúc và chức năng khác biệt của hệ thống cơ quan sinh dục ở nữ giới so với nam giới mà bệnh sùi mào gà cũng phát triển một số biến chứng đặc biệt ảnh hưởng đến phụ nữ như:

    • Bệnh sùi mào gà trong thời kỳ mang thai với sự suy giảm miễn dịch của người mẹ trong thai kỳ, sụ thay đổi hormone có thể làm các nốt sùi phát triển nhiều, lớn hơn, tăng sinh mạc máu, có thể gây xuất huyết, khó chịu, hiếm hơn là cản trở đường ra của thai nhi khi sinh nở. HPV gây mụn cóc sinh dục là type khác với type virus HPV gây ra ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo…
    • Em bé sinh ra từ mẹ nhiễm bệnh sùi mào gà sinh dục có khả năng bị u nhú thanh quản, nhưng trường hợp này rất hiếm.

    Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở nữ?

    Một trong những nguyên tắc hàng đầu để phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở nữ giới là luôn tuân thủ lối sinh hoạt tình dục lành mạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngăn ngừa bệnh sùi mào gà và ngăn bệnh tái phát thông qua những biện pháp sau:

    • Tiêm ngừa vắc xin HPV đầy đủ, hiện tại vacứ xin phòng HPV 4 chủng hoặc 9 chủng đều có ngăn ngừa HPV type 6 và 11 là 2 type gây ra u nhú sinh dục..
    • Sử dụng bao cao su để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bao gồm cả bệnh sùi mào gà.
    • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Tránh thụt rửa âm đạo, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
    • Hạn chế uống rượu và sử dụng chất kích thích.

    Vai trò của vắc xin HPV trong phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở nữ giới


    Tiêm phòng vắc xin HPV được xem là một phần quan trọng của phòng ngừa bệnh sùi mào gà ở nữ giới. Vắc xin HPV được tiêm cho cả 2 giới trong độ tuổi 9-26, thường tốt nhất cho trẻ khoảng 11-12 tuổi. Vắc xin HPV sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi 2 type HPV thường bệnh sùi mào gà là 6 và 11, bệnh ung thư cổ tử cung, một số bệnh ung thư đầu mặt cổ và bệnh ung thư khác ở hậu môn và vùng sinh dục là 16, 18 và 5 type nguy cơ cao khác (tuỳ loại vắc xin).

    Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản mà chị em phụ nữ cần biết về bệnh sùi mào gà ở nữ giới. Hello Bacsi hy vọng những thông tin này sẽ giúp các chị em hiểu rõ hơn về nguyên nhân và nhận biết dấu hiệu của bệnh sùi mào gà, để có biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả nhé!

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Văn Thuận

    Sản - Phụ khoa · Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn VNVC


    Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 20/10/2022

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo