backup og meta

Vá màng trinh là gì? Tác hại và rủi ro của việc vá màng trinh

Vá màng trinh là gì? Tác hại và rủi ro của việc vá màng trinh

Vá màng trinh là gì? Tại sao nhiều người lại chọn vá màng trinh? Về mặt y khoa, màng trinh (hymen) chỉ là một lớp mô niêm mạc mỏng bao quanh lỗ âm đạo, thuộc bộ phận sinh dục nữ.

Thậm chí tính đến nay, nhiều chuyên gia vẫn chưa thực sự đưa ra kết luận về công dụng của màng trinh là gì, ngoài việc nó giúp ngăn chặn bụi bẩn và vi khuẩn đi vào âm đạo.

Vá màng trinh là gì?

Vá màng trinh (Hymen-Repair / Hymenoplasty) là một thủ thuật ngoại khoa, sử dụng các dụng cụ y tế để tái tạo lại lớp màng trinh sao cho chúng về lại vị trí ban đầu. 

Vá màng trinh là một trong những kiểu phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín được phụ nữ sử dụng, nhằm tái tạo và phục hồi lại màng trinh sau khi đã bị rách. Thông thường, rách màng trinh là do lần đầu quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, trên thực tế, màng trinh vẫn có thể bị rách trước khi quan hệ tình dục do một số hoạt động như thủ dâm hoặc sử dụng đồ chơi tình dục; sử dụng tampon hoặc cốc nguyệt san khi có kinh; vận động mạnh, đạp xe đạp, tập thể dục dụng cụ; khám phụ khoa chẳng hạn như làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung.

Các phương pháp vá màng trinh

Hiện nay, các phương pháp tái tạo màng trinh được đánh giá là an toàn và phổ biến bao gồm:

  • Phương pháp tái tạo màng trinh (Hymen reconstruction) là một thủ thuật mà bác sĩ tận dụng các mô khác trên cơ thể để khâu lại phần màng trinh bị rách. 
  • Phương pháp khâu màng trinh (Hymen stitching): là một thủ thuật bác sĩ tiến hành cắt và tận dụng lại những phần màng trinh thừa đã bị rách; sau đó khâu và tạo hình thành một mành trinh. Thời gian thực hiện khoảng 15 – 20 phút.
  • Phương pháp Alloplant: Đây là thủ thuật mà bác sĩ sử dụng một mảnh ghép sinh hóa tổng hợp để tạo hình màng trinh. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi đối tượng cần vá màng trinh; vì nó sẽ được tạo hình dựa theo hình dáng của âm đạo.

Quy trình vá màng trinh diễn ra như thế nào?

Bước 1: Kiểm tra sức khỏe Phụ khoa (tổng quát nếu cần)

Đầu tiên, bạn sẽ phải được kiểm tra sức khỏe phụ khoa , để đánh giá xem bạn có mắc các bệnh phụ khoa thường gặp không. Trường hợp bạn khỏe mạnh hoàn toàn thì sẽ bắt đầu tiến hành vá màng trinh.

Bước 2: Tiến hành vệ sinh khu vực thực hiện tiểu phẫu

Trước khi tiến hành vá màng trinh, bác sĩ quan sát toàn bộ cấu tạo bộ phận sinh dục phụ nữ, sau đó tiến hành vệ sinh âm hộ, âm đạo; đồng thời sát trùng để loại bỏ vi khuẩn khỏi vùng kín. Việc này là để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra.

Bước 3: Gây tê cục bộ

Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ tại vùng thực hiện tiểu phẫu, giúp bệnh nhân không bị đau đớn khi thực hiện phẫu thuật và bác sĩ có thể yên tâm thực hiện một cách thuận lợi hơn.

Bước 4: Tiến hành thực hiện

Sau khi tiêm thuốc tê, bác sĩ sẽ hỏi bạn vài câu để đảm bảo rằng là thuốc tê đã bắt đầu phát huy tác dụng. Bác sĩ bắt đầu tiến hành vá màng trinh theo phương pháp mà bác sĩ đã tư vấn cho bạn.

Sau khi tái tạo lại màng trinh xong, bác sĩ sát trùng lại vết thương một lần nữa.

Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc vùng kín sau khi phẫu thuật

Sau khi vá màng trinh xong, bệnh nhân sẽ cần phải sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng vết thương.

Những lưu ý sau khi vá màng trinh

Để đảm bảo thủ thuật vá màng trinh đem lại hiệu quả cũng như là để cho vết thương nhanh chóng hồi phục. Bạn nên tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ và nên lưu ý thực hiện theo những điều dưới đây.

Cách chăm sóc vùng kín sau thủ thuật vá màng trinh:


  • NÊN chọn mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.
  • NÊN giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Vệ sinh vùng kín mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • NÊN sử dụng túi chườm ấm (hoặc lạnh) để giảm các triệu chứng đau, ngứa.
  • NÊN ăn uống lành mạnh theo chế độ ăn uống Healthy.
  • KHÔNG hoạt động mạnh, mang vác nặng.
  • KHÔNG chạm hoặc gãi vào vị trí phẫu thuật.
  • KHÔNG hoạt động tình dục đến khi vết thương lành hẳn.

Tác hại, rủi ro của việc vá màng trinh

Phẫu thuật vá màng trinh nhìn chung là tương đối an toàn và không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên vẫn có thể để lại hoặc xảy ra một số biến chứng ngoài ý muốn như:

  • Sưng hoặc viêm khu vực vùng kín.
  • Có thể xảy ra dị ứng do thuốc mê, thuốc tê.
  • Sau khi phẫu thuật vài ngày, vùng kín có thể chảy máu.
  • Tại vị trí các mũi khâu sẽ gây ngứa và có chút khó chịu.
  • Cục máu đông có thể xuất hiện gần vị trí phẫu thuật.

Tuy nhiên, nếu mục tiêu thực hiện vá màng trinh của bạn là bắt nguồn từ trinh tiết hoặc sự áp đặt của từ một ai đó. Quả thật, đây là điều mà bạn nên cân nhắc. 


Theo Trung tâm Y tế Planned Parenthood cho rằng, màng trinh của phụ nữ bị rách không nhất thiết phải là do quan hệ tình dục qua đường âm đạo. Vì màng trinh có thể rách do những hoạt động mạnh như đạp xe, tập võ,..hay thậm chí là có người không có màng trinh từ khi mới sinh.

Kết luận

Mặc dù hiện nay dịch vụ vá màng trinh là có rất nhiều tại các trung tâm thẩm mỹ viện. Tuy nhiên, bạn thật sự nên cân nhắc trước khi thực hiện tái tạo màng trinh. Vì nếu chỉ vì cái gọi là trinh tiết thì quả thật là không cần thiết.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hymen
https://my.clevelandclinic.org/health/body/22718-hymen
Truy cập ngày 08.08.2023

What Are Hymen Variants?
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/hymen-variants
Truy cập ngày 08.08.2023

Virginity
https://www.plannedparenthood.org/learn/teens/sex/virginity
Truy cập ngày 08.08.2023

Hymenoplasty Surgery: Meaning, Side Effects, Recovery, Results
https://www.hexahealth.com/treatment/hymenoplasty-surgery
Truy cập ngày 08.08.2023

Hymen Repair
https://cherokeewomenshealth.com/vaginal-rejuvenation/hymen-repair/
Truy cập ngày 08.08.2023

Hymen Repair
https://www.theplasticsurgeryclinic.ca/surgical-procedures/body/hymen-repair/
Truy cập ngày 08.08.2023

Phiên bản hiện tại

14/08/2023

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Màng trinh nằm ở vị trí nào? Bạn đã hiểu đúng mọi điều về màng trinh?

Cách dễ nhận biết màng trinh còn hay rách


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 14/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo