backup og meta

Cạo lông vùng kín bị ngứa phải làm sao?

Cạo lông vùng kín bị ngứa phải làm sao?

Cạo lông vùng kín là phương pháp làm đẹp mà nhiều bạn nữ lựa chọn, tuy nhiên vùng kín là khu vực da rất nhạy cảm, có thể dẫn đến ngứa đau, thậm chí là tổn thương cô bé. Vậy cạo lông vùng kín bị ngứa đỏ phải làm sao?

Tìm hiểu ngay cách xử lý cạo lông vùng kín bị ngứa qua bài viết của Hello Bacsi dưới đây!

Tại sao cạo lông vùng kín bị ngứa?

Tại sao cạo lông vùng kín lại bị ngứa? Một số yếu tố có thể gây kích ứng da sau khi cạo lông vùng kín như:

  • Da kích ứng: Âm hộ là vùng da rất nhạy cảm, vì vậy cảm giác ngứa và châm chích sau khi cạo lông mu là tình trạng khá phổ biến.
  • Mất đi lớp bảo vệ da: Trên thực tế, lông mu mọc xung quanh âm hộ có tác dụng bảo vệ vùng kín khỏi tác động của yếu tố bên ngoài. Chính điều này khiến da dễ ma sát với quần, gây ngứa và kích ứng.
  • Mọc lại lông: Việc cạo lông sẽ kích thích quá trình lông mọc lại nhanh hơn và dày hơn. Điều này có thể gây ngứa và kích ứng da.
  • Do dao cạo: Khi dùng dao cạo không sắc, bạn đang tác động nhiều lần vào da, khiến da tổn thương và đau rát. Hơn nữa, nếu sử dụng dao cạo không được vệ sinh, vô tình đưa vi khuẩn xâm nhập vào vùng kín, tăng khả năng viêm nhiễm âm đạo.
  • Lông mọc ngược: Cạo lông vùng kín còn có thể gây tình trạng viêm nang lông, khiến sợi lông vừa mới mọc cuộn lại, gây ngứa gáy, khó chịu.

nguyên nhân cạo lông vùng kín bị ngứa

Cạo lông vùng kín bị ngứa phải làm sao?

Để giảm ngứa sau khi cạo lông vùng kín, bạn có thể thử các biện pháp sau:

1. Nước muối pha loãng

Cạo lông mu bị ngứa phải làm sao? Nhờ tính sát khuẩn mạnh, muối có thể giúp kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn, giúp giảm ngứa và những khó chịu khác. Vì vậy bạn có thể tự pha nước muối loãng để rửa vùng kín mỗi khi cảm thấy ngứa.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Pha muối với nước sạch với tỷ lệ 1 phần muối với 10 phần nước. Bạn có thể mua nước  muối sinh lý ở tiệm thuốc thay vì tự pha sẽ đảm bảo an toàn hơn.
  • Bước 2: Dùng nước muối để rửa vùng khu vực bị ngứa.
  • Bước 3: Sử dụng giấy mềm sạch để lau khô vùng kín.

Lưu ý không pha dung dịch nước muối quá đặc, cũng như không thụt rửa âm đạo, bởi nước muối có thể làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo.

cạo lông vùng kín bị ngứa phải làm sao? Nước muối

2. Nha đam

Nhờ khả năng dưỡng ẩm và làm dịu da, đồng thời có thể chữa lành vết thương, nha đam giúp giảm cảm giác ngứa rát sau khi cạo lông vùng kín. Để giải đáp cạo lông vùng kín bị ngứa phải làm sao? Bạn có thể tham khảo cách thực hiện sau:

  • Bước 1: Rửa sạch lá nha đam và gọt vỏ lấy phần gel bên trong, sau đó xay nhuyễn
  • Bước 2: Dùng gel lá nha đam để thoa lên vùng da bị ngứa
  • Bước 3: Để yên khoảng 15-20 phút trên da, cuối cùng rửa sạch lại với nước

3. Thuốc bôi ngoài da

Sau khi cạo lông vùng kín nên bôi gì? Nếu tình trạng ngứa ngáy hoặc kích ứng ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, bạn có thể thoa kem dưỡng da hydrocortisone 1% hai hoặc ba lần mỗi ngày, tránh cạo lông vùng kín trong hai tháng. Thuốc nên được kê đơn và tham vấn từ bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

4. Hãy vệ sinh vùng kín hàng ngày

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm khi cạo vùng kín, bạn cần vệ sinh khu vực này hằng ngày và giữ âm hộ khô ráo, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, phát triển. Lưu ý, bạn nên ưu tiên dùng nước sạch, tránh lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ quá nhiều.

5. Cạo lông vùng kín bị ngứa phải làm sao? Dùng kem dưỡng ẩm

Sau khi cạo lông vùng kín nên làm gì? Sau khi cạo lông, hãy sử dụng kem dưỡng da hoặc gel dưỡng ẩm để làm dịu và củng cố hàng rào bảo vệ da. Tránh các sản phẩm có mùi thơm, cồn hoặc các chất kích thích khác.

Ngoài ra, bạn có thể thử dùng một số loại dầu tự nhiên khác như dầu bơ, dầu dừa và dầu ô liu. Các loại nguyên liệu thiên nhiên này cũng có thể giúp dưỡng ẩm cho vùng kín. Lưu ý trong thời gian này, bạn nên tránh cạo vùng kín, để vết thương nhanh lành và hết ngứa.

Dùng kem dưỡng khi cạo lông vùng kín bị ngứa

6. Mặc quần áo thoáng mát

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân bị ngứa khi cạo lông vùng kín có thể do da ma sát vào quần áo, gây kích ứng da. Vì vậy, sau khi cạo lông, bạn cần tránh mặc quần áo hay đồ lót quá chật.

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc phương pháp wax lông hoặc triệt lông vĩnh viễn để thay thế, tránh tình trạng ngứa rát khó chịu.

Đọc thêm


9 nguyên nhân ngứa lông mu và cách khắc phục
Lông mu có tác dụng gì? 3 lợi ích thú vị của lông vùng kín
Gel phụ khoa tốt nhất là loại nào? Top 6 gel phụ khoa giúp vùng kín luôn sạch sẽ

Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho độc giả về cách xử lý khi cạo lông vùng kín bị ngứa. Nếu tình trạng ngứa không giảm hoặc càng trở nên nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

I recently trimmed my pubic hair and it’s now prickly and itchy…what should I do? It’s very uncomfortable.

https://youngwomenshealth.org/askus/i-recently-trimmed-my-pubic-hair-and-its-now-prickly-and-itchywhat-should-i-do-its-very-uncomfortable/

Ngày truy cập 25/05/2023

Razor Burn

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23583-razor-burn

Ngày truy cập 25/05/2023

Vaginal and groin irritation and infection

https://www.healthdirect.gov.au/vaginal-irritation-and-infection

Ngày truy cập 25/05/2023

Pubic Hair Removal: Shaving

https://www.sutterhealth.org/health/teens/skin-grooming/pubic-hair-removal-shaving

Ngày truy cập 25/05/2023

5 Tops natural treatments of vaginal itching

http://giftedmom.org/blog/5-tops-natural-treatments-of-vaginal-itching/

Ngày truy cập 25/05/2023

How to Stop Itching After Shaving

https://www.newhealthadvisor.org/how-to-stop-itching-after-shaving.html

Ngày truy cập 25/05/2023

Phiên bản hiện tại

29/05/2023

Tác giả: Trần Thùy Linh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ độ tuổi có kinh nguyệt: Những điều bạn cần biết!

Cạo lông vùng kín nữ có ảnh hưởng gì không? Cách cạo lông an toàn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 29/05/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo