backup og meta

Hay bị đau đầu, khó tập trung trước và trong khi hành kinh: Liệu có phải do thiếu máu, thiếu sắt?

Hay bị đau đầu, khó tập trung trước và trong khi hành kinh: Liệu có phải do thiếu máu, thiếu sắt?

Hay bị đau đầu, khó tập trung là tình trạng mà rất nhiều người thường xuyên gặp phải, đặc biệt là phụ nữ khi đến kỳ hành kinh. Nhưng bạn đã bao giờ nghĩ rằng đây có thể là dấu hiệu của chứng thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ chưa?  

Cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm về tình trạng này nhằm giúp các bạn nữ sớm phân biệt và hạn chế sự ảnh hưởng của việc thiếu máu, thiếu sắt lên sức khỏe cũng như hiệu suất công việc nhé. 

Vì sao thiếu máu, thiếu sắt gây nên tình trạng đau đầu, khó tập trung?

Sắt là một vi chất đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu. Khoảng 70% lượng sắt trong cơ thể được tìm thấy ở các tế bào hồng cầu trong máu gọi là các huyết sắc tố (hemoglobin) và trong các tế bào cơ gọi là myoglobin. Ngoài ra, khoảng 6% lượng sắt trong cơ thể là thành phần của một số loại protein nhất định, cần thiết cho quá trình hô hấp, chuyển hóa năng lượng. Đồng thời, đây cũng là thành phần có trong các enzym tham gia vào quá trình tổng hợp collagen và một số chất dẫn truyền thần kinh [2], [3]. 

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sắt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp serotonin, dopamine và norepinephrine. Trong đó, serotonin là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò trung gian trong việc giảm chứng đau nửa đầu. Do đó, việc thiếu máu, thiếu sắt có khả năng dẫn đến tình trạng suy giảm serotonin và khiến triệu chứng đau đầu xảy ra thường xuyên hơn [4]. 

Đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt, những bạn gái hay bị chảy nhiều máu (rong kinh/ cường kinh) sẽ dễ gặp tình trạng đau đầu, khó tập trung hơn do lượng sắt trung bình bị mất đi hàng ngày cũng nhiều hơn, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc hàng ngày [5], [6]. 

Các tổng kết nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Cureus, Hoa Kỳ năm 2024 cũng xác nhận mức sắt thấp có thể làm nặng thêm các triệu chứng đau nửa đầu. Và việc bổ sung sắt đầy đủ mỗi ngày được chứng minh giúp làm nhẹ bớt mức độ cũng như giảm tần suất đau đầu, nhất là ở những bệnh nhân bị thiếu máu do thiếu sắt [7]. 

hay bị đau đầu

Tại sao phụ nữ trong độ tuổi kinh nguyệt lại dễ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Lượng sắt trong cơ thể sẽ sụt giảm khi bạn mất máu hoặc khi tế bào da bong ra. Thông thường phụ nữ khi không có kinh nguyệt sẽ chỉ mất khoảng 1 mg sắt mỗi ngày. Tuy nhiên, trong những ngày đèn đỏ, lượng sắt mất đi sẽ nhiều hơn từ 0,6 – 2,5%/ngày so với thông thường [8]. 

Lượng sắt mất đi trong một chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ có thể dao động từ 10-42mg/tháng, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ [8]. Nếu không kịp thời bổ sung lại lượng sắt đã mất này từ chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung, cơ thể có khả năng rơi vào tình trạng thiếu sắt, thiếu máu sau nhiều chu kỳ đến tháng.

Đặc biệt, các bạn nữ văn phòng rất dễ bị đau đầu, khó tập trung vì thiếu máu thiếu sắt do phải làm việc nhiều giờ liên tục, căng thẳng, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt thất thường [9]. Do đó, để bảo vệ sức khỏe và hạn chế tình trạng đau đầu trước và trong kỳ kinh nguyệt, các bạn nữ cần chú ý đến chế độ ăn, tập luyện lành mạnh để bổ sung đủ sắt cho cơ thể nhằm giảm mệt mỏi căng thẳng. Từ đó, tăng hiệu suất và chất lượng công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.

Làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu,thiếu sắt cho phụ nữ trong độ tuổi kinh nguyệt

Bổ sung đa dạng các nguồn protein trong mỗi bữa ăn là cách giúp bạn đáp ứng đủ nhu cầu sắt hàng ngày. Sắt thường được chia ra làm 2 loại, bao gồm [10]:

  • Sắt heme (sắt có nguồn gốc từ động vật): Được tìm thấy trong các loại thực phẩm như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, gan, hải sản, trứng…
  • Sắt không heme (sắt có nguồn gốc từ thực vật): Được tìm thấy nhiều trong các loại đậu, quả hạch, nho khô và các loại thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc, bông cải xanh, khoai tây, cà chua… 

Trong đó, sắt có nguồn gốc động vật hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật. Cơ thể hấp thu được 10 – 15% sắt từ động vật nhưng chỉ hấp thu được 5 – 10% sắt có trong thực vật [12]. Do đó, nếu bạn là người ăn kiêng hoặc ăn theo chế độ đặc biệt nào đó, hãy đảm bảo bổ sung đa dạng các nguồn thực phẩm giàu sắt ở trên để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. 

Tuy nhiên, nếu không thể đảm bảo được chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất một cách thường xuyên để kịp thời đáp ứng lượng sắt mất đi, bạn có thể lựa chọn viên uống bổ sung sắt có chứa thêm các vi chất thiết yếu cho quá trình tạo máu như Kẽm, Axit Folic, B12, B6, Đồng với hàm lượng phù hợp theo khuyến nghị cho nhu cầu bổ sung sắt hàng ngày của phụ nữ nhằm ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt.  

Hãy đảm bảo sản phẩm bổ sung sắt, bổ máu bạn lựa chọn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất từ những thương hiệu uy tín, đã được chứng minh về chất lượng và  an toàn cho sức khỏe khi sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, sản phẩm bạn chọn cũng cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Hàm lượng sắt tối ưu với nhu cầu hàng ngày, được điều chế dưới dạng muối sắt (II) và sắt hữu cơ vì chúng sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn muối sắt (III) và sắt vô cơ. 
  • Công thức bổ sung sắt nên phối hợp với các thành phần bổ máu như acid folic, vitamin B12, B6, Kẽm và Đồng nhằm giúp tăng hiệu quả bổ sung sắt, bổ máu, giảm mệt mỏi hiệu quả.
  • Được bào chế đặc biệt dưới dạng viên chứa vi hạt phóng thích sắt chậm giúp loại bỏ việc giải phóng sắt ồ ạt trong dạ dày, từ đó hạn chế tối đa tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và cải thiện khả năng hấp thu.

Bên cạnh việc bổ sung thông qua đường ăn uống, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ bằng các xét nghiệm định lượng ferritin, một chỉ số nhằm giúp đánh giá tổng lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Nếu nồng độ ferritin giảm thì đó là dấu hiệu bạn sắp gặp phải tình trạng thiếu máu thiếu sắt và cần có biện pháp xử lý kịp thời [11].

Trên thực tế, tình trạng thiếu máu, thiếu sắt không chỉ khiến bạn làm việc thiếu tập trung, kém hiệu quả mà nếu để tình trạng này kéo dài còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy nên ở những đối tượng dễ mắc phải tình trạng này như phụ nữ, đặc biệt là những chị em phụ nữ có chu kỳ hành kinh kéo dài và lượng máu mất đi nhiều thì cần chú ý hơn để có thể bảo vệ sức khỏe mình về lâu dài.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Top 7 reasons you have a headache https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/top-7-reasons-you-have-a-headache Ngày truy cập: 05/11/2024

2. Chronic Iron Deficiency https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK560876/ Ngày truy cập: 05/11/2024

3. Hemoglobin and Functions of Iron https://www.ucsfhealth.org/education/hemoglobin-and-functions-of-iron Ngày truy cập: 11/05/2024

4. Is There Any Correlation between Migraine Attacks and Iron Deficiency Anemia? A Case-Control Study https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC6801325/ Ngày truy cập: 05/11/2024

5. Iron https://ods.od.nih.gov/factsheets/Iron-HealthProfessional/ Ngày truy cập: 05/11/2024

6. Iron Deficiency Anemia Is Associated with Menstrual Migraine: A Case–Control Study https://academic.oup.com/painmedicine/article/17/3/596/1889022 Ngày truy cập: 05/11/2024

7. Iron Deficiency Anemia and Migraine: A Literature Review of the Prevalence, Pathophysiology, and Therapeutic Potential https://www.cureus.com/articles/294091-iron-deficiency-anemia-and-migraine-a-literature-review-of-the-prevalence-pathophysiology-and-therapeutic-potential#!/ Ngày truy cập: 05/11/2024

8. Iron Deficiency Anemia https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2007/0301/p671.html Ngày truy cập: 05/11/2024

9. Dietary Iron https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK540969/ Ngày truy cập: 05/11/2024

10. 52 Foods High In Iron https://health.clevelandclinic.org/how-to-add-more-iron-to-your-diet Ngày truy cập: 05/11/2024

11. Ferritin Test https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/17820-ferritin-test Ngày truy cập: 05/11/2024

12. Bổ sung sắt cho mẹ bầu đúng cách https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/bo-sung-sat-cho-me-bau-dung-cach/ Ngày truy cập: 05/11/2024

Phiên bản hiện tại

25/11/2024

Tác giả: Giang Tran

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Chu kỳ kinh nguyệt: Thủ phạm làm tăng nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ

Chu kỳ kinh nguyệt: Thủ phạm làm tăng nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Giang Tran · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo