backup og meta

Bạn nên ăn gì để thật thoải mái khi kỳ kinh nguyệt tới?

Bạn nên ăn gì để thật thoải mái khi kỳ kinh nguyệt tới?

Các bạn gái nên ăn gì khi có kinh? Những loại thực phẩm ấy giúp ích gì cho cơ thể khi “ngày đèn đỏ’ ghé thăm? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.

Hầu hết bạn gái đều trải qua các triệu chứng khó chịu khi kinh nguyệt tới. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu sẽ giảm đi phần nào nếu bạn biết tận dụng những loại thực phẩm dưới đây.

Đậu

Hàm lượng chất xơ cao của các loại đậu làm giảm các triệu chứng sung huyết bằng cách tạo nên chất thải lớn hơn với hàm lượng nước cao hơn. Chuyên gia cho biết, việc ăn nhiều đậu sẽ làm giảm lượng chất lỏng dư thừa và bình thường hóa việc tiêu hóa, làm giảm cả táo bón lẫn tiêu chảy.

Cây họ đậu cũng là một nguồn cung cấp vitamin B rất tốt, giúp ngăn ngừa chứng co thắt và mệt mỏi trong thời kỳ kinh nguyệt. Mặc dù đậu gây đầy hơi nhưng bạn có thể khắc phục bằng cách ăn một lượng nhỏ và tăng lượng đậu lên từ từ trong khẩu phần ăn.

Rau xanh

Rau xanh có hàm lượng canxi, magiê và kali cao có thể làm giảm và ngăn ngừa các cơn co thắt dẫn đến đau thắt ở lưng. Chuyên gia cũng cho biết việc bổ sung các khoáng chất này có thể làm dịu cảm xúc, giảm thiểu tình trạng kích động. Các loại rau xanh đậm cũng chứa hàm lượng vitamin K cao giúp ích cho quá trình đông máu và ngăn ngừa việc chảy máu quá mức.

Thực phẩm chứa axit béo omega-3

Một nhóm các chất tương tự hormone trong cơ thể được gọi là prostaglandin có liên quan đến sự co thắt cơ và chứng đau kinh nguyệt. Một cách để ngăn tác động của prostaglandin là tiêu thụ axit béo omega-3 có trong cá hồi, óc chó và hạt lanh.

Dứa

Một báo cáo cho thấy phụ nữ trẻ tiêu thụ lượng mangan thấp thì máu kinh nguyệt tăng lên đến 50%. Một trong những nguồn cung cấp mangan nhiều nhất là trái dứa. Dứa cũng có hàm lượng bromelain cao, một loại enzyme giúp làm giãn cơ và do đó ngăn ngừa đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

Trà

Theo chuyên gia, trà cũng là một nguồn cung cấp mangan.

Trà gừng có thể hữu ích trong việc làm giảm buồn nôn và béo bụng. Trà hoa cúc cũng có chứa các đặc tính làm giảm co thắt cơ và làm giảm sự căng thẳng có thể dẫn đến lo lắng và kích động.

Ngũ cốc nguyên hạt

Một nghiên cứu của các bác sĩ Anh đã phát hiện ra rằng ăn một lượng nhỏ carbohydrate trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng giúp chống lại các triệu chứng tiền kinh nguyệt ở 70% phụ nữ.

Ngũ cốc nguyên hạt còn là nguồn cung cấp magiê tuyệt vời, làm giảm sự căng thẳng cơ thần kinh. Các loại ngũ cốc nguyên chất cũng có vitamin B-complex và vitamin E có thể chống lại sự mệt mỏi và trầm cảm.

Sữa chua

Sữa chua có chứa các vi khuẩn lên men sống giúp quá trình tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Theo chuyên gia, sữa chua cũng là một nguồn cung cấp canxi rất tốt. Nhiều phụ nữ cung cấp lượng canxi khoảng 1.300mg thay vì 600mg, thường sẽ giảm được sự khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, thịt và các sản phẩm từ sữa có chứa axit arachidonic, làm tăng sự sản sinh prostaglandin gây co thắt, bạn có thể chọn các loại canxi không có nguồn gốc từ sữa như bông cải xanh, cải xoăn, cá hồi đóng hộp với xương và thực phẩm bổ sung canxi như ngũ cốc và nước trái cây.

Với những thực phẩm bổ dưỡng mà lại ngon miệng này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng hơn trong suốt thời kỳ kinh nguyệt của mình. Hơn nữa, việc ăn các loại rau, trái cây, cá,… kết hợp với uống nhiều nước cũng đem lại một chế độ ăn uống khoa học tốt cho sức khỏe của bạn.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

10 things you should eat during periods to make life easier http://www.thehealthsite.com/diseases-conditions/10-things-you-should-eat-during-menstruation-d715/ Ngày truy cập 27/07/2017

Best Foods to Eat While on Your Period http://www.livestrong.com/article/99082-foods-eat-period/  Ngày truy cập 27/07/2017

Phiên bản hiện tại

06/07/2020

Tác giả: Việt Trinh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Bị đau ngực bên trái ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

10 lợi ích của quả xoài và 2 tác dụng phụ khi ăn nhiều xoài


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Việt Trinh · Ngày cập nhật: 06/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo