Nếu bạn đang cảm thấy ngứa ở vùng đáy quần, thậm chí càng gãi càng thấy ngứa thì rất có thể bạn đang mắc bệnh chàm bìu.
Bệnh chàm bìu ở nam giới là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Làm sao để biết chính xác tình trạng ngứa ở vùng dưới da tinh hoàn là do mắc bệnh chàm bìu? Nếu bạn vẫn đang tìm câu trả lời thì trong bài viết này, HelloBacsi sẽ giải đáp thật chi tiết cho bạn.
Bệnh chàm bìu ở nam giới là gì?
Bệnh chàm bìu ở nam giới (scrotal dermatitis) là một dạng bệnh viêm da dị ứng, sưng tấy và gây ngứa ở vùng bìu. Bệnh có liên quan đến các tình trạng như viêm da dị ứng, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc hoặc do sự kết hợp của nhiều loại bệnh chàm khác gây nên.
Bệnh chàm bìu thường xuất hiện ở nam giới trưởng thành đã quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, tình trạng ngứa bìu cũng được nghi ngờ là có liên quan đến sức khỏe tâm lý của nam giới.
Các loại chàm bìu ở nam giới
Theo các chuyên gia da liễu, cũng như là thông tin từ Tạp chí Khoa Học OMJ – Oman Medical Journal cho biết, bệnh chàm bìu được phân làm 4 loại chính như sau:
Loại 1: Mức độ nhẹ, viêm cấp, da khô
Bệnh chàm bìu ở cấp độ 1 sẽ cho thấy rõ ràng những dấu hiệu như cảm giác nóng rát và ngứa ở vùng da cụ thể. Các triệu chứng này thường kéo dài trong vài tuần nhưng sẽ tự khỏi sau đó.
Loại 2: Thể khô, mạn tính, có mức độ nặng
Ở mức độ 2, vùng ngứa có dấu hiệu đỏ sáng hơn hoặc giảm sắc tố kèm theo hiện tượng bong vảy da, nóng rát và ngứa thường xuyên hơn. Tình trạng ngứa có thể lan rộng lên dương vật và đùi trong.
Loại 3: Thể ướt, mạn tính
Ở mức độ 3, toàn bộ vùng da bìu và xung quanh phần đùi có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Xuất hiện các mảng màu trắng, nứt nẻ, rò nước, sần sùi, có thể gây giãn mạch và gây chảy dịch.
Loại 4: Thể loét và phù
Đây là mức độ nghiêm trọng, da bìu có biểu hiện sưng, các vùng da sần sùi bị nứt, loét, chảy dịch mủ, gây đau nhức hay thậm chí là gây hoại tử vùng da bìu. Lúc này, bệnh không chỉ nghiêm trọng mà còn lây lan ra những vùng da khác với tốc độ nhanh hơn.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chàm bìu
Theo thông tin từ Phòng khám Đa khoa Cleveland Clinic, khi nam giới bị bệnh chàm bìu sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Sưng tấy, đau nhức vùng da bìu.
- Da bị đổi màu do giảm sắc tố da.
- Ngứa da bìu dữ dội, càng gãi càng ngứa.
- Nổi các mụn nước hoặc tiết dịch, mủ ở da bìu.
- Da vùng bìu hoặc xung quanh có dấu hiệu ửng đỏ, khô, bong vảy và sần sùi.
- Lông ở bộ phận sinh dục bắt đầu gãy rụng và lỗ chân lông bị sưng đỏ.
Bên cạnh đó, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bệnh chàm bìu ở nam giới sẽ còn có những triệu chứng khác nhau. Nếu tình trạng đã xảy ra trong thời gian dài, vùng da bìu sẽ tăng sinh và phóng ra các hoạt chất trung gian để giảm bớt cơn ngứa. Do đó, trong trường hợp này nếu người bệnh càng gãi thì tình trạng viêm nhiễm sẽ lây lan và gây ngứa nhiều hơn.
Nguyên nhân gây bệnh chàm bìu
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm bìu thường được khoanh vùng vào các nguyên nhân như sức khỏe tâm lý nam giới, da bìu và da dương vật bị dị ứng, viêm, đỏ, sưng phù,… Bên cạnh đó, tình trạng mặc quần lót ẩm ướt và không biết cách giữ vệ sinh dương vật cũng là yếu tố để vi khuẩn tấn công.
Các nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm bìu ở nam giới:
- Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm.
- Thiếu hụt dưỡng chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm và riboflavin.
- Dị ứng chất tẩy rửa quần áo, dị ứng bao cao su hoặc đồ chơi tình dục.
- Tiền sử gia đình có người từng bị viêm da cơ địa hay eczema cũng là tác nhân gây ra bệnh chàm bìu.
- Nam giới mắc một số bệnh lý như vảy nến, tiểu đường, suy thận, nhiễm trùng da, HIV/AIDS, bệnh lây qua đường tình dục,..
Bệnh chàm bìu có nguy hiểm không?
Song, nếu bệnh không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng do nhiễm trùng vùng kín, nguy hiểm nhất là có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.
Các biến chứng có thể xảy ra nếu không điều trị sớm:
- Biến chứng viêm tinh hoàn.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân.
- Trường hợp bị bệnh chàm bìu do nhiễm nấm, vi khuẩn mà không được điều trị sớm có thể dẫn tới chàm hóa tại chỗ, trở nên mãn tính và khó điều trị.
Cách phòng ngừa bệnh chàm bìu
Cách phòng ngừa bệnh chàm bìu tái phát, cũng như là tránh để bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh cần lưu ý thực hiện các điều sau:
- Ưu tiên chọn quần áo được làm bằng chất liệu Cotton thấm hút tốt.
- Hạn chế gãi ngứa vào vùng da bị thương.
- Cắt móng tay và giữ vệ sinh tay gọn gàng, sạch sẽ.
- Dùng thêm kem dưỡng ẩm để giúp da bìu mềm hơn, ít bị khô nứt hơn.
- Thử thay đổi các chất tẩy rửa quần áo khác, nếu nguyên nhân gây ngứa là do chất tẩy rửa quần áo.
- Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh, tránh tham gia vào các mối quan hệ như Friend with benefit (FWB) , One night stand (419), Three-some,..
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
- Có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc sốt cao.
- Thời gian bệnh tái phát giữa các lần ngày càng ngắn.
- Triệu chứng ngứa da bìu xuất hiện nhiều hơn và có dấu hiệu lan rộng.
- Triệu chứng bệnh tiếp diễn trong nhiều ngày, có gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày và cả trong giấc ngủ.
Kết luận
Bệnh chàm bìu ở nam giới càng gãi sẽ càng ngứa. Do đó, khi gặp phải tình trạng ngày bạn nên cố gắng kiểm soát cơn ngứa, hoặc chỉ nên dùng phần thịt ngón tay chạm nhẹ và chờ cơn ngứa quá đi. Song song đó, bạn cũng nên áp dụng các phương pháp làm mềm da để giảm ngứa; nhưng tốt hơn hết vẫn là đi khám và xin lời khuyên từ bác sĩ.
Hiểu được cảm giác ngại ngùng khi đi khám sức khỏe vùng kín. Khi đến khám các bác sĩ không những không đánh giá bạn, mà còn dành lời khen cho bạn vì đã dũng cảm đối diện với bệnh lý của mình. Đừng chần chờ bạn nhé!
[embed-health-tool-bmi]