backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Ái vật có phải là một bệnh nghiêm trọng về giới tính?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Châu Trần · Ngày cập nhật: 06/07/2020

    Ái vật có phải là một bệnh nghiêm trọng về giới tính?

    Cảm giác hưng phấn hay tự thủ dâm khi có cảm giác tình dục với một đồ vật hoặc bộ phận trên cơ thể thường được gọi là chứng ái vật.

    Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn về chứng bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.

    Ái vật là gì?

    “Ái vật” là thuật ngữ chỉ cảm xúc kích thích, hưng phấn về mặt tình dục đối với một đồ vật hoặc một bộ phận đặc thù trên cơ thể (chẳng hạn như bàn tay hoặc bàn chân). Ái vật là tình trạng phổ biến thường gặp ở nam giới.

    Những người mắc chứng ái vật thường bị thu hút và tò mò bởi một đồ vật đặc thù. Họ có xu hướng muốn nắm, giữ nó trên tay hoặc chạm vào. Những người mắc chứng này hay biểu hiện triệu chứng khi ở một mình hoặc khi ở với bạn tình. Để cảm nhận được sự kích thích tình dục, họ chăm chú vào đồ vật đó và bắt đầu cương dương (ở nam giới), cố gắng đạt đến đỉnh cực khoái.

    Người mắc chứng ái vật thường có xu hướng thủ dâm khi họ cầm, ngửi, cọ xát hoặc nếm thử đồ vật mà họ ưa thích. Đôi khi, họ có thể sẽ yêu cầu bạn tình mặc hoặc dùng nó trong suốt quá trình quan hệ.

    Các đồ vật hoặc bộ phận phổ biến mà người mắc chứng “ái vật” ưa thích

    Những người mắc chứng này có thể ưa thích bất kỳ vật nào. Theo một nghiên cứu, hầu hết những người mắc chứng ái vật đều thường có sự hưng phấn đặc biệt đối với những bộ phận trên cơ thể như bàn chân hoặc những đặc điểm cơ thể như béo phì, khuyên xỏ hoặc hình xăm. Trong số đó, bàn chân là bộ phận ái vật phổ biến nhất. Tiếp theo đó chính là chất dịch, số đo cơ thể hoặc mái tóc.

    Bên cạnh danh sách các bộ phận cơ thể, không thể không nhắc đến các vật dụng cá nhân như quần áo. Một nghiên cứu tương tự cho thấy những loại quần áo giúp che đậy đi phần hông và chân của cơ thể (như tất và váy) được đánh giá nằm đầu danh sách. Xếp ngay sau đó chính là giày dép, quần áo lót. Cảm giác ái vật thường liên quan đến xúc giác – cảm giác khi chạm vào một vật liệu nhất định, thường là cao su hoặc da thuộc. Chứng ái vật nói trên cũng rất phổ biến. Một vài người thường có sở thích tự mặc hoặc yêu cầu bạn tình của mình mặc những trang phục lông thú.

    Đâu là nguyên nhân gây chứng ái vật?

    Kenneth Rosenberg – một chuyên gia ngành tâm thần học tại trường Cao đẳng Cornell Weill cho rằng cảm giác ái vật có thể bắt nguồn từ việc nhìn thấy các hành vi quan hệ tình dục không phù hợp trong suốt thời thơ ấu, hoặc do người bệnh từng bị xâm hại tình dục.

    Chứng ái vật có mang lại nguy cơ nào không?

    Chứng loạn dâm đồ vật không phải là một dạng chứng rối loạn về mặt ngữ nghĩa. Tuy nhiên, nếu nó gây ra các tình trạng nguy cấp kéo dài hoặc nghiêm trọng thì chứng ái vật sẽ được chẩn đoán như một bệnh rối loạn cần điều trị.

    Khi nó trở thành loại chứng rối loạn, người bệnh thường trở nên khó kiểm soát. Một số người sẽ bắt đầu xao nhãng công việc để tìm tòi và khám phá các đồ vật ưa thích của họ một cách bí mật. Sở thích khó lường này sẽ khiến họ chán nản công việc.

    Những người mắc chứng bệnh này có thể xuất hiện hành vi trộm cắp để đạt được đồ vật mà họ ưa thích. Ngoài ra, họ khó có được những giây phút quan hệ tình dục thực sự cùng bạn tình. Họ có xu hướng thích ở nhà một mình làm chuyện ấy cùng với đồ vật – ngay cả khi họ đang trong một mối quan hệ với người khác.

    Phương pháp chữa trị dạng bệnh này thường bao gồm thuốc men và các cuộc trò chuyện để giải tỏa khúc mắc tâm lý cùng với chuyên gia tư vấn tâm thần học.

    Nếu bạn cảm thấy lo ngại hoặc nghi ngờ bản thân mắc chứng ái vật, đừng ngần ngại mà hãy đến gặp bác sĩ tâm lý ngay để được tư vấn nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Châu Trần · Ngày cập nhật: 06/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo