backup og meta

Thiếu hụt testosterone có ảnh hưởng gì đến sức khỏe nam giới lớn tuổi?

Thiếu hụt testosterone có ảnh hưởng gì đến sức khỏe nam giới lớn tuổi?

Thiếu hụt testosterone là tình trạng mức testosterone trong máu ở nam giới thấp hơn bình thường. Ở nam giới lớn tuổi (những người trên 40 tuổi), tình trạng này đôi khi liên quan đến suy tuyến sinh dục khởi phát muộn, mãn dục hay mãn kinh nam.

Khi nam giới càng lớn tuổi, quá trình sản xuất testosterone sẽ giảm dần, dẫn đến thiếu hụt testosterone.

Testosterone là hormone giới tính có ở nam giới. Hormone này điều chỉnh nhu cầu tình dục, hỗ trợ quá trình sản xuất tinh trùng và giúp phát triển các đặc tính giới tính (bộ phận sinh dục, lông, giọng nói trầm).

Tình trạng thiếu hụt testosterone ở nam giới lớn tuổi là gì?

Ở nam giới trên 40 tuổi, quá trình sản xuất testosterone sẽ giảm khoảng 1% mỗi năm. Việc quá trình sản xuất testosterone giảm sẽ dẫn đến mức testosterone trong máu giảm. Quá trình sản xuất testosterone giảm đi một phần vì số lượng tế bào Leydig trong tinh hoàn giảm đi khi càng lớn tuổi. Bên cạnh đó, những thay đổi ở tuyến yên và vùng dưới đồi cũng ảnh hưởng đến quá trình này.

Các hormone testosterone ở người lớn tuổi hoạt động kém hiệu quả hơn. Nguyên nhân là do ở nam giới lớn tuổi, cơ thể sản xuất nhiều hormone globulin gắn kết nội tiết tố sinh dục, hormone này sẽ kết nối với testosterone và làm giảm chức năng của testosterone. Do đó, dù lượng testosterone được sản xuất giảm 1% mỗi năm, nhưng lượng hormone testosterone hỗ trợ ham muốn tình dục và các đặc điểm sinh dục thứ phát lại giảm từ 2–3% mỗi năm.

Các bệnh mạn tính (như bệnh tiểu đường) và các thuốc dùng để điều trị các bệnh này cũng làm giảm mức testosterone. Nam giới lớn tuổi cũng có nhiều khả năng mắc các căn bệnh kinh niên này hơn những người trẻ.

Có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể nam giới thiếu hụt hormone này khi lớn tuổi.

Tỷ lệ nam giới cao tuổi bị thiếu hụt testosterone

Theo các nghiên cứu ở những nước phát triển, khoảng 20% nam giới trên 50 tuổi có hàm lượng testosterone thấp trong máu hoặc có triệu chứng thiếu hụt testosterone (tăng trưởng vú quá mức, rụng lông mặt, giọng cao).

Đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về các tiêu chuẩn giúp xác định thiếu hụt testosterone ở người lớn tuổi. Một số chuyên gia cho rằng các triệu chứng lâm sàng là dấu hiệu quan trọng của tình trạng thiếu hụt testosterone ngay cả khi không có mức testosterone trong máu thấp. Họ cho rằng nam giới với các triệu chứng lâm sàng nên được điều trị liệu pháp thay thế testosterone. Ngược lại, một số chuyên gia lại cho rằng liệu pháp thay thế testosterone là không cần thiết, giống như đang làm đảo ngược quá trình lão hóa. Họ cho rằng việc điều trị tình trạng thiếu hụt testosterone ở nam giới lớn tuổi nên dựa trên các tình trạng hiện tại như tiểu đường và béo phì.

Mãn kinh nam giới là có thật?

Thiếu hụt testosterone do quá trình lão hóa đôi khi được so sánh với quá trình mãn kinh và được gọi là mãn dục nam.

Mãn kinh ở phụ nữ liên quan đến ngừng chu kỳ kinh nguyệt và suy giảm nhanh chóng quá trình sản xuất hormone sinh dục nữ estrogen. Trong khi đó, quá trình sản xuất testosterone sẽ giảm dần trong giai đoạn tiền mãn kinh ở nam giới.

Ngoài ra, mãn kinh ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ, nhưng thiếu hụt testosterone chỉ ảnh hưởng ở một số nam giới lớn tuổi. Một số người vẫn có mức testosterone tương đối bình thường dù đã trên 80 tuổi.

Chẩn đoán thiếu hụt testosterone ở nam giới lớn tuổi

Các triệu chứng thiếu hụt testosterone có thể xuất hiện cùng với các tình trạng sức khỏe khác. Thêm vào đó, các dấu hiệu thường có ở nam giới lớn tuổi không bị thiếu hụt testosterone. Do đó, việc chẩn đoán không chỉ dựa trên các triệu chứng lâm sàng, mà còn dựa vào mức độ testosterone thấp trong máu.

Tuy nhiên, do mức testosterone giảm tự nhiên khi càng lớn tuổi và người lớn tuổi có mức hormone này thấp hơn người trẻ nên rất khó để xác định mức hormone bình thường, từ đó sẽ khó chẩn đoán chính xác tình trạng thiếu thụt testosterone hơn.

Những ảnh hưởng phụ của thiếu hụt testosterone

Thiếu testosterone có thể gây ra những tác dụng phụ sau:

  • Mất năng lượng
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Rối loạn chức năng cương dương: khoảng 45% người lớn tuổi mắc rối loạn cương dương sẽ bị thiếu hụt testosterone
  • Đau khớp
  • Các tình trạng sức khỏe tâm thần, bao gồm suy giảm trí nhớ, kích động và trầm cảm
  • Béo phì

Nam giới bị thiếu hụt testosterone sẽ có nguy cơ bị:

  • Đái tháo đường
  • Hội chứng rối loạn  chuyển hóa
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh béo phì
  • Loãng xương
  • Suy yếu sinh lý
  • Bệnh Alzheimer
  • Uống rượu quá nhiều
  • Quá căng thẳng về thể chất hoặc tâm lý
  • Giảm tuổi thọ.

Điều trị và tư vấn cho nam giới lớn tuổi bị thiếu hụt testosterone

Thiếu testosterone ở những người trẻ (≤ 40 tuổi) thường được điều trị bằng liệu pháp thay thế testosterone. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về tính hiệu quả của liệu pháp thay thế testosterone cho người lớn tuổi. Bằng chứng khoa học cho thấy rằng liệu pháp thay thế testosterone ở người cao tuổi không cải thiện chất lượng xương, cơ, chất lượng cuộc sống hoặc ham muốn. Liệu pháp thay thế testosterone hiện không được khuyến cáo ở người già.

Một số nam giới yêu cầu bác sĩ chỉ định liệu pháp thay thế testosterone, có thể là do họ đã nhìn thấy nó được quảng cáo là chất tăng cường tình dục. Bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp thay thế testosterone cho nam giới đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh (có cả triệu chứng lâm sàng và mức testosterone thấp).

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Testosterone deficiency in ageing males (andropause, male menopause, late-onset hypogonadism). https://www.myvmc.com/medical-centres/hormone/testosterone-deficiency-in-ageing-males-andropause-male-menopause-late-onset-hypogonadism/. Ngày truy cập 09/04/2018

Phiên bản hiện tại

28/07/2020

Tác giả: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Trần Tố Trân

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

7 cách phòng tránh rối loạn cương dương đơn giản nhưng hiệu quả

7 cách điều trị rối loạn cương dương không cần uống thuốc


Tác giả:

Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Trần Tố Trân

Lão khoa · Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM


Ngày cập nhật: 28/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo