backup og meta
Chuyên mục

3

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Tâm trạng thay đổi như thế nào khi con trai tới tháng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn · Khoa tiết niệu · Bệnh Viện Đa Khoa Hậu Giang


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 26/06/2023

Tâm trạng thay đổi như thế nào khi con trai tới tháng

Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng nhưng đàn ông/ con trai có tới tháng không? Ngày đèn đỏ của đàn ông diễn ra thế nào? Con trai tới tháng ra gì? Khi đàn ông tới tháng cần làm những gì?

Thực tế là đàn ông cũng tới tháng. Tuy nhiên, chu kỳ sinh lý của đàn ông khác phụ nữ thế nào. Mời bạn cùng tìm hiểu những kiến thức xoay quanh ngày đèn đỏ của đàn ông!

Con trai có tới tháng không?

Con trai có tới tháng không?
Con trai có tới tháng không?

Theo Tâm lý gia Jed Diamond, ông gọi tình trạng con trai đến tháng là Hội chứng khó chịu ở nam giới (Irritable male syndrome – IMS). Ông dùng thuật ngữ này để miêu tả trạng thái, hành vi lo lắng, khó chịu, thờ ơ khi nam giới trải qua giai đoạn suy giảm hàm lượng Testesterone. Hay còn gọi là độ tuổi mãn dục ở nam giới.

Trên thực tế, tình trạng này ít khi xảy ra ở nam giới trẻ tuổi. Hơn nữa, hiện tượng con trai tới tháng thường chỉ xảy ra ở độ tuổi mãn dục, chứ không phải xuất hiện mỗi tháng như chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nhưng hiện tượng này thường bị hiểu lầm là xảy ra mỗi tháng ở nam giới.

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nam giới

con trai tới tháng

Sự thay đổi nội tiết tố trong ngày

Về mặt cơ chế tự nhiên của nam giới, lượng hormone Testosterone sẽ cao ở buổi sáng và bắt đầu giảm dần cho đến tối.

Sự thay đổi này, cụ thể là giảm dần trong ngày sẽ khiến nam giới dễ thay đổi tâm trạng, cáu kỉnh, mệt mỏi; nhất là khi lượng hormone Testosterone giảm dần. Đúng lúc này, chị em sẽ nghĩ rằng đây chính là tình trạng ‘con trai tới tháng’.

Về mặt y khoa, những triệu chứng trên có thể được xem là hội chứng mãn dục nam – tương tự như thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ.

Sự thay đổi nội tiết tố theo độ tuổi

Testosterone là hormon có vai trò quan trọng đối với sự phát triển, ổn định các đặc tính sinh dục ở nam giới. Sự thay đổi nồng độ hormone này xảy ra theo độ tuổi, đặc biệt là giai đoạn từ 30 tuổi trở đi. Những nam giới mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì có xu hướng mãn dục sớm hơn nam giới khỏe mạnh.

Hormone Testosterone giảm dần theo độ tuổi, cụ thể là khi nam giới ở độ tuổi 30 trở về sau. Tuy nhiên, mỗi nhóm người, mỗi nền văn hóa, môi trường sống sẽ có sự khác biệt về tỷ lệ sụt giảm testosterone.

Ví dụ như nam giới gốc Châu Âu, hormone testosterone sẽ bắt đầu giảm ở độ tuổi 30 – 35 tuổi; người gốc Châu Á là 29 tuổi; gốc Phi là từ 29 – 33 tuổi.

Sự thay đổi nội tiết tố theo thể trạng

Bên cạnh tuổi tác, thể trạng cũng là một yếu tố quan trọng quyết định mức độ suy giảm lượng hormone testosterone.

Nam giới có thể trạng khỏe mạnh, nhiều cơ bắt thì tốc độ mãn dục sẽ diễn ra chậm hơn. Ngược lại, nhóm đàn ông bị béo phì, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa thì tình trạng mãn dục sẽ diễn ra sớm hơn.

Đây chính là tình trạng mãn dục ở nam giới, theo cách gọi dân dã và thường bị hiểu lầm là tình trạng con trai tới tháng hay ngày đèn đỏ của đàn ông. Hiểu được điều này, việc sớm nhận biết các dấu hiệu mãn dục hay đàn ông/con trai tới tháng sẽ giúp nam giới hiểu hơn về cơ thể của mình; cũng như là cơ hội để chị em có thể hỗ trợ và thông cảm cho cánh đàn ông trong giai đoạn này.

Dấu hiệu của thời kỳ mãn dục nam

Dấu hiệu của thời kỳ mãn dục nam (con trai tới tháng) – Rụng tóc là dấu hiệu dễ thấy nhất

Các dấu hiệu mãn dục nam (IMS) ở đàn ông cũng tương đối giống phần nào so với dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ (PMS). Nhưng khác ở chỗ, mãn dục nam không xảy theo chu kỳ và tần suất mỗi tháng như phụ nữ.

Dấu hiệu mãn dục nam hay con trai tới tháng thường có những biểu hiện như:

  • Lo lắng.
  • Hay cáu kỉnh, mệt mỏi.
  • Tăng cân bất thường.
  • Giảm tự tin, hay chán nản.
  • Nhạy cảm, tâm lý nóng nảy.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Rụng lông và tóc ở một số vùng da.
  • Suy giảm trí nhớ hoặc rối loạn tâm thần.

Lý do chính dẫn đến tình trạng này là do sự thiếu hụt hormone Testosterone trong cơ thể. Nhiều chị em phụ nữ thắc mắc, con trai có kinh nguyệt không, hay đàn ông con trai đến tháng ra gì,.. Câu trả lời là con trai không có kinh nguyệt và cũng không xuất huyết như phụ nữ.

Trong trường hợp đàn ông có máu trong nước tiểu hoặc trong phân; đây không phải là dấu hiệu kinh nguyệt như ở phụ nữ mà thường là do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc u đường tiết niệu.

Giúp đàn ông vượt qua thời kỳ của hội chứng cáu kỉnh (IMS)

Những bất ổn trong tâm lý và tính cách khi đàn ông tới tháng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và mối quan hệ xung quanh.

Nam giới có thể áp dụng những cách sau để giúp bản thân mình vượt qua “thời kỳ đèn đỏ” hay hội chứng cáu kính dễ dàng hơn, bao gồm:

  • Tăng cường bổ sung testosterone: Nam giới có thể sử dụng các chất bổ sung hormone testosterone dạng tổng hợp cho cơ thể. Tuy nhiên, cách này có thể kèm theo một số tác dụng phụ. Vì vậy, nam giới cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe trước khi sử dụng.

  • Quản lý tốt bệnh mãn tính (nếu có): Việc quản lý tốt những bệnh tiểu đường, béo phì sẽ giúp nam giới cải thiện sức khỏe một cách đáng kể và làm chậm quá trình mãn dục nam.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt: Nam giới cần ưu tiên những bữa ăn thanh đạm, ít mỡ động vật để hạn chế tối đa lượng mỡ thừa tích trữ trong cơ thể.

  • Giải tỏa tâm lý: Những yếu tố khiến tâm lý căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm dấu hiệu con trai tới tháng. Vì vậy, việc tìm đến các chuyên gia tâm lý hoặc chia sẻ với bạn đời/ bạn thân sẽ giúp các quý ông vượt qua “thời kỳ đèn đỏ” dễ dàng hơn.

Bạn có thể quan tâm:

Cách phòng ngừa tình trạng ngày đèn đỏ ở nam tới sớm

Cách kiểm soát ngày con trai tới tháng quá sớm – Cách phòng ngừa tình trạng mãn dục nam tới sớm

Việc thực hiện các cách giúp duy trì hormone testosterone ở mức độ ổn định là mục tiêu chính để kiểm soát dấu hiệu ngày đèn đỏ ở đàn ông. Các phương pháp có thể bao gồm:

  • Hạn chế căng thẳng.
  • Tập luyện thể dục đều đặn.
  • Nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ giấc.
  • Ăn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bao gồm protein, chất béo tốt và carbohydrate.

Nếu các dấu hiệu ngày đèn đỏ của đàn ông gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày; bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Trong trường hợp nguyên nhân do thiếu testosterone, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng liệu pháp tăng testosterone.

Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết để giải đáp hiểu lầm về ngày con trai tới tháng. Đồng thời bạn cũng hiểu rằng, cụm từ con trai tới tháng chính là tình trạng mãn dục ở nam giới.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn

Khoa tiết niệu · Bệnh Viện Đa Khoa Hậu Giang


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 26/06/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo