backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Bỏng axit nên làm gì? 4 bước sơ cứu nhanh ngừa tổn thương nghiêm trọng

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/10/2023

Bỏng axit nên làm gì? 4 bước sơ cứu nhanh ngừa tổn thương nghiêm trọng

Vết thương do bỏng axit có thể tiển triển nhanh và để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được sơ cứu kịp thời. Vậy khi bị bỏng axit nên làm gì để ngăn ngừa biến chứng?

Bỏng axit đòi hỏi phải có sự can thiệp y tế ngay lập tức vì hóa chất không chỉ gây hại cho lớp da bên ngoài mà còn ảnh hưởng đến phần thịt bên trong cơ thể. Khi bị axit dính vào da nên làm gì để không bị tổn thương nghiêm trọng?

Tìm hiểu chung về bỏng axit

Bỏng axit được xem là tai nạn nan y nhất trong nhóm bỏng hóa chất. Vết thương do bỏng axit có thể để lại biến chứng lâu dài và cần được điều trị càng sớm càng tốt tại bệnh viện.

Đặc tính nguy hiểm của của axit, đặc biệt là những loại axit đậm đặc là háo nước. Khi tiếp xúc với cơ thể, chúng nhanh chóng hút nước, phá hủy hoàn toàn chất tiếp xúc. Những nạn nhân bị tấn công, tạt axit hoặc tai nạn bỏng axit từ công việc thường có khuôn mặt bị biến dạng, bị bịt kín lại như mắt mũi… Nếu bị tạt axit chính diện vào mặt, người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn. Trường hợp uống trực tiếp phải hơi axit sẽ cảm thấy khó thở, phù nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Cách sơ cứu khi bị bỏng axit thế nào để hạn chế hậu quả nghiêm trọng? Mời bạn đọc tiếp phần dưới đây!

Bỏng axit nên làm gì? 4 bước sơ cứu nhanh, hiệu quả

Khoảng “thời gian vàng” để sơ cứu sau khi bị axit dính vào da là rất quan trọng. Sơ cứu càng nhanh, vết thương càng ít nghiêm trọng và ngược lại.

vết bỏng bởi axit

4 bước sơ cứu nhanh sau khi bị bỏng axit bao gồm:

Bước 1: Rời khỏi môi trường có axit gây bỏng

Nếu bạn bị bỏng axit tại nơi làm việc, bạn cần nhanh chóng rời khỏi nơi xảy ra tai nạn để tránh bị bỏng thêm ở những vùng cơ thể khác.

Bước 2: Rửa sạch và làm dịu vùng bị bỏng axit

Khi bạn bị axit dính vào da nên làm gì? Bạn hãy nhanh chóng cởi bỏ mọi trang sức kim loại ở vùng da bị bỏng rồi rửa vết thương theo cách sau:

  • Rửa vết thương dưới vòi nước mát ít nhất 20 phút để làm trôi axit khỏi da. Lưu ý, bạn không nên dùng vòi nước mạnh xịt trực tiếp vào vết thương để tránh làm vết thương nặng hơn.
  • Không để nước lan đến các phần khác của cơ thể.
  • Sau khi làm dịu vết bỏng axit, bạn hãy làm theo hướng dẫn sơ cứu trên bao bì của hóa chất đó nếu có.

vết bỏng bởi axit

Bước 3: Che vết thương bị bỏng axit

  • Dùng một miếng gạc vô trùng quấn quanh khu vực bị bỏng
  • Nếu không có gạc, bạn hãy dùng một miếng vải khô và sạch để tránh bụi bẩn làm ảnh hưởng đến vết thương.
  • Bước 4: Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất

    Vết bỏng axit có thể diễn tiến nghiêm trọng nếu không được điều trị y tế. Vì thế, sau khi thực hiện những bước sơ cứu vừa được hướng dẫn phía trên, nạn nhân cần được đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết thương và tư vấn hướng điều trị.

    Những điều không nên làm khi bị bỏng axit

    Bạn không nên làm những điều sau khi sơ cứu vết thương do bỏng axit để tránh làm tổn thương nghiêm trọng hơn:

  • Không rửa vết thương bằng cồn hoặc các loại dung dịch khác
  • Không cố gắng cởi quần áo hoặc trang sức nếu chúng đang dính chặt vào vết bỏng vì như thế sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Không ngâm vết thương trong nước
  • Không chườm đá lạnh lên vết thương do bỏng axit
  • Không lau vết thương bằng bông gòn hoặc vải lau có tơ sợi để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn
  • Không dùng kem đánh răng, dầu ăn hoặc bơ bôi lên vết bỏng axit.
  • Tổn thương do bỏng axit có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách. Hello Bacsi hy vọng bài viết đã giúp bạn biết khi bị bỏng axit nên làm gì và không nên làm gì để hạn chế hậu quả nghiêm trọng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 10/10/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo