backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Glutathione

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 22/09/2023

Glutathione

Theo nghiên cứu lâm sàng, glutathione đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ tối ưu hóa hệ miễn dịch, tối đa hóa các chức năng chống lão hóa, đồng thời hỗ trợ quá trình giải độc ở cấp độ tế bào, tăng mức năng lượng, tăng sức mạnh và sức chịu đựng của cơ thể. Ngày nay, bạn có thể nhìn thấy hoạt chất trong nhiều sản phẩm làm trắng da, chống lão hóa nhưng thực tế nó còn được dùng để điều trị nhiều vấn đề khác.

Vậy hoạt chất glutathione là gì và tác dụng của glutathione là gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua các thông tin sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Glutathione là gì? Tác dụng của glutathione

Glutathione là một hoạt chất được sản xuất tự nhiên bởi gan, được tìm thấy trong hoa quả, rau và thịt.

Các sản phẩm chứa glutathione có thể được dùng để:

Glutathione còn được sử dụng để điều trị:

  • Ngăn ngừa các phản ứng phụ độc hại của điều trị ung thư (hóa trị liệu)
  • Tình trạng vô sinh ở nam giới

Glutathione là thuốc gì? Bạn có thể được tiêm tĩnh mạch glutathione để điều trị:

  • Ngăn ngừa thiếu máu ở bệnh nhân thận được điều trị thẩm tách máu
  • Phòng ngừa các vấn đề về thận sau khi phẫu thuật tim
  • Điều trị bệnh Parkinson
  • Cải thiện lưu lượng máu và giảm đông máu ở những bệnh nhân bị xơ vữa động mạch
  • Điều trị đái tháo đường
  • Ngăn ngừa các phản ứng phụ độc hại của hóa trị liệu

Chất này có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của glutathione là gì?

Glutathione có liên quan đến nhiều quá trình trong cơ thể, bao gồm xây dựng mô và phục hồi, tạo ra các hóa chất, protein cần thiết trong cơ thể và cho hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, glutathione cũng là một chất chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào do gốc tự do gây ra.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của glutathione

Liều dùng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Khi dùng glutathione để làm trắng da sẽ có liều dùng khác, dùng hỗ trợ điều trị ung thư sẽ có liều dùng khác. Lưu ý rằng uống glutathione sẽ cần thời gian để đạt được hiệu quả như mong muốn nên cần phải kiên trì theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

Glutathione có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

glutathione là gì

Dạng bào chế của glutathione là gì?

Glutathione có các dạng bào chế:

  • Dạng gói
  • Dạng bột.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng glutathione?

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp phải khi dùng glutathione bao gồm: chuột rút, đầy hơi, phản ứng dị ứng như phát ban,…Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng glutathione bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của glutathione hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng glutathione với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của glutathione như thế nào?

Glutathione có thể an toàn cho hầu hết người lớn khi uống, hít hoặc tiêm vào cơ hay tĩnh mạch.

  • Bệnh suyễn: không dùng glutathione dạng hít nếu bạn bị hen suyễn vì có thể làm tăng một số triệu chứng hen.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin việc sử dụng glutathione trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Những thông tin cần biết khác

Glutathione vừa có tác dụng làm trắng da vừa là vũ khí chống lại bệnh tật

lợi ích của glutathione

Ngày nay, mặc dù chất này được biết đến như là một trong những thành phần tốt nhất để chăm sóc và làm trắng da thì trong quá khứ, nó được sử dụng để sửa chữa và khôi phục lại các enzym gan bởi các bác sĩ tại Nhật Bản. Các bệnh nhân uống glutathione để điều trị hoặc ngăn ngừa chứng nghiện rượu, bệnh hen suyễn, ung thư, bệnh tim và các bệnh khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

Tuy nhiên, các bác sĩ đã tình cờ phát hiện ra sau thời gian điều trị với glutathione, da của các bệnh nhân đã trở nên sáng hơn. Từ đó, glutathione được sử dụng như một thần dược cho những ai mong muốn có một làn da trắng sáng hơn. Màu da của chúng ta được qui định bởi gen tác động lên sự sản sinh melanin của các melanocytes. Hoạt chất sẽ làm da bạn trắng lên bằng cách hạn chế sự hoạt động của melanocytes.

Bạn có thể bổ sung glutathione tự nhiên qua chế độ ăn uống

Có một sự thật là bạn có thể dễ dàng bổ sung glutathione bằng các thực phẩm hằng ngày. Có rất nhiều loại thực phẩm chứa glutathione như quả bơ, tỏi, hành, nghệ, quế, một số loại rau như bông cải xanh, cải bruxen, cải bắp, rau chân vịt và các loại thịt,… Bạn  hoàn toàn có thể hấp thụ đủ lượng glutathione cần thiết qua những món ngon hằng ngày bằng cách ăn nhiều rau củ, trái cây, thịt.

Tập thể dục giúp làm tăng lượng glutathione trong cơ thể

Tập các môn thể thao như aerobics, đi bộ, chạy bộ và các bài tập thể lực chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn bao gồm cả việc giúp tăng lượng glutathione trong cơ thể. Hơn nữa, tập thể dục còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện quá trình thải độc và củng cố những thành phần chống ô-xy hóa trong cơ thể bạn.

Glutathione được biết đến như một chất giúp bạn ngăn ngừa lão hóa, ung thư, bệnh tim, bệnh mất trí nhớ. Ngoài ra, nó cũng là thành phần chủ chốt trong điều trị nhiều loại bệnh khác từ tự kỷ đến bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, nếu bạn muốn dùng chất này cho một mục tiêu cụ thể, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và sử dụng đúng cách bạn nhé.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 22/09/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo