backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tinh dầu quýt: Tác dụng và cách dùng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 02/03/2020

    Tinh dầu quýt: Tác dụng và cách dùng

    Tinh dầu quýt có mùi thơm nhẹ nhàng xen lẫn với vị chua thường thấy. Loại tinh dầu này đem lại các công dụng tốt cho sức khỏe.

    Quýt là loại trái cây quen thuộc và có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ nơi đâu hoặc tìm mua vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Quýt là loại quả không chỉ ngon miệng mà vỏ của nó còn được dùng để chiết xuất làm tinh dầu, quả quýt sẽ có lợi cho sức khỏe người dùng.

    Tác dụng của tinh dầu quýt

    Một số lợi ích mà tinh dầu chiết xuất từ vỏ quýt mang lại gồm:

    1. Giảm mụn trứng cá, vết rạn da và sẹo

    Tinh dầu quýt có thể giúp trị mụn trứng cá, rạn da và cả thâm sau mụn. Loại dầu này rất nhẹ nhàng, ít nguy cơ gây kích ứng trên da. Tinh dầu từ vỏ quýt còn hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng da bị kích thích bằng cách ngăn chặn vi khuẩn và nấm phát triển.

    Nếu đang tìm cách làm giảm sự xuất hiện của các vết thâm mụn, bạn có thể dưỡng da bằng hỗn hợp tinh dầu vỏ quýt cùng một loại dầu nền khác, bao gồm: 1 giọt tinh dầu hoa oải hương, 1 giọt dầu quýt và 1 giọt dầu hoa cam với một chút dầu hạnh nhân.

    2. Giảm đau, lo âu và buồn nôn thông qua liệu pháp mùi hương

    thu-gian-tam-tri-va-co-the-moi-ngay-voi-gia-0-dong

    Tinh dầu quýt có thể là một trong những loại tinh dầu tốt nhất để cải thiện chứng lo âu và cảm giác buồn nôn khi được kết hợp cùng liệu pháp mùi hương hoặc khuếch tán vào trong không khí. Do đó, những lúc áp lực từ cuộc sống khiến bạn bị căng thẳng hoặc tình trạng buồn nôn gây khó chịu, hãy nghĩ đến tinh dầu làm từ vỏ quýt nhé.

    Có khá nhiều nghiên cứu đã chức minh các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên, chẳng hạn như quýt sẽ mang đến tác dụng hiệu quả trong việc chống hoặc giảm đau, tăng cường lưu thông máu ở vùng da bị tổn thương.

    3. Tinh dầu làm từ vỏ quýt ngừa nhiễm trùng

    Một tác dụng khác của tinh dầu chiết xuất từ quýt là bảo vệ vết thương khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm hoặc virus. Khi được bôi lên da, dầu sẽ tạo thành một hàng rào bảo vệ trên vết thương và thúc đẩy việc thu thập tiểu cầu và bạch cầu ở nơi bị ảnh hưởng, từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn.

    Hơn nữa, trong một báo cáo năm 2018 của Tạp chí International Journal of Molecular Sciences cũng đã nhấn mạnh dầu quýt có đặc tính diệt khuẩn và diệt nấm hoặc thậm chí giết chết chúng.

    4. Làm giảm co thắt

    Tình trạng co thắt trong hệ hô hấp có thể khiến bạn bị khó thở, nghẹt mũi và ho khan đồng thời kéo theo những cơn đau tức khó chịu hoặc thậm chí gây nôn, khó chịu nơi dạ dày. Trong các trường hợp nguy hiểm hơn, bạn còn có thể gặp phải tình trạng co giật.

    Do vậy, việc mang theo một lọ tinh dầu bên mình, chẳng hạn như tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu vỏ quýt sẽ giúp bạn làm giảm cơn co thắt một cách hiệu quả mà vẫn an toàn.

    5. Thuốc bổ cho cơ thể

    Tinh dầu từ vỏ quýt giúp tăng trưởng và hoạt động của cơ thể bằng cách khuyến khích tất cả những bộ phận như hệ hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, tuần hoàn hoạt động. Loại dầu này cũng mang lại công dụng hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch.

    Mẹo hay sử dụng tinh dầu

    ♣ Cách dùng tinh dầu dễ áp dụng

    • Thêm 2 – 3 giọt tinh dầu vào công thức làm bánh để tạo mùi thơm dễ chịu
    • Khi xoa bóp bằng tinh dầu nhằm thư giãn và giảm stress, hãy pha loãng với một chút dầu nền
    • Thêm 1 – 2 giọt dầu vào nước, sinh tố, trà hoặc nước chanh để tạo hương vị và tăng cường tiêu hóa
    • Để nâng cao năng lượng và tâm trạng, hãy nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào lòng bàn tay, xoa đều rồi đưa lại gần mũi hoặc khuếch tán khắp phòng

    ♣ Hỗn hợp tinh dầu vỏ quýt và dầu tầm xuân giảm mụn, thâm, vết rạn da

    Nguyên liệu

    • 1 chiếc lọ rỗng
    • 60ml dầu jojoba
    • 30ml dầu tầm xuân
    • 10 giọt tinh dầu quýt
    • 6 giọt tinh dầu tràm trà
    • 3 giọt tinh dầu cam hương
    • 6 giọt tinh dầu trầm hương
    • 20 giọt dầu hoa hồng

    Cách thực hiện

    1. Cho tất cả các loại tinh dầu trừ nước hoa hồng và jojoba vào lọ rỗng và trộn đều
    2. Thêm dầu hoa hồng và dầu jojoba
    3. Lắc đều cho đến khi các tinh dầu hòa quyện với nhau
    4. Đậy nắp lại
    5. Bảo quản dầu ở nơi mát mẻ, tránh ánh sáng trực tiếp
    6. Mỗi ngày 2 lần, bôi dầu lên vùng da bị ảnh hưởng.

    Lưu ý khi sử dụng tinh dầu vỏ quýt

    Tinh dầu từ vỏ quýt có đặc tính nhẹ nhàng, không độc hại. Tuy nhiên, nếu bạn có thai, bị động kinh, gan bị tổn thương, đang mắc phải tình trạng ung thư hoặc bất kỳ vấn đề y tế nào khác, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhằm đảm bảo an toàn.

    Phương Uyên/ HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 02/03/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo