Những lời đe dọa như: “Con không được điểm 8 trở lên thì đừng hòng được đi chơi đâu nữa”, “Mọi người sẽ cười con nếu con không giải được bài toán này”… sẽ khiến bé nghĩ rằng mình chỉ có một cơ hội duy nhất để thực hiện mọi thứ. Thực tế không phải vậy, trẻ nhỏ vẫn luôn có nhiều cơ hội để thể hiện bản thân, chỉ cần đợi đến thời điểm thích hợp.
4. So sánh con với bạn bè
Một trong những hành động khiến con bị áp lực nhiều nhất là việc bé bị so sánh với anh chị em trong nhà hay bạn bè của con. Thói quen đó vô tình ép buộc trẻ phải làm mọi thứ để hơn mọi người, thậm chí bỏ qua các nhu cầu hay cảm nhận của riêng bản thân. Điều này trở thành con dao hai lưỡi bởi con sẽ cố gắng phấn đấu nhưng đồng thời cũng khiến bé từ bỏ sở thích của mình.
5. Bố mẹ thường xuyên mất bình tĩnh
Bố mẹ sẽ cảm thấy áp lực khi luôn áp đặt và đưa ra các kỳ vọng cao đối với con, từ đó dẫn đến cảm giác thất vọng, thường xuyên nổi nóng những lúc bé không thể đạt được kết quả như mình mong muốn. Không khí trong gia đình lúc nào cũng ngột ngạt và căng thẳng.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!