backup og meta

Bố mẹ cần làm gì khi con bị trầm cảm?

Bố mẹ cần làm gì khi con bị trầm cảm?

Khi con bạn đến tuổi vị thành niên, bạn dễ trông thấy trẻ thường có những cảm xúc thất thường: Đôi khi buồn bã, nổi loạn, đôi lúc thu mình và thậm chí bị rối loạn cảm xúc. Trong khi những trạng thái này là sự biểu hiện thông thường của một đứa trẻ vị thành niên thì trầm cảm là một dạng rối loạn. Theo thống kê năm 1999, cứ trong 20 đứa trẻ sẽ có một trường hợp mắc triệu chứng này. Vậy cần làm gì khi con bị trầm cảm và  làm thế nào để cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này?

1. Trầm cảm không đồng nghĩa với buồn rầu

Không có gì lạ nếu con của bạn đang ở trong giai đoạn dậy thì và có tính khí thất thường, chẳng hạn như lúc vui lúc buồn. Điều này không có nghĩa là bé đang bị trầm cảm. Trẻ ngủ nhiều cũng không phải là một triệu chứng của trầm cảm. Việc này là rất bình thường với tuổi vị thành niên vì ở tuổi này con bạn thực sự cần ngủ nhiều hơn người lớn và trẻ thường lại khó ngủ sớm được.

Vậy làm cách nào để cha mẹ biết được sự khác nhau khi bé buồn “thông thường” hay bé bị trầm cảm?

Bạn có thể quan sát thấy sự thay đổi thực sự trong hành vi của trẻ, thay đổi vị giác và giấc ngủ, học kém, khó tập trung, không hứng thú với việc gì khác và tự thu mình lại tránh khỏi các hoạt động xã hội. Nếu trầm cảm kéo dài hơn 2-3 tuần, bạn cần phải chú ý và đưa bé đi khám ngay lập tức.

2. Trầm cảm không có đặc điểm khuôn mẫu nhất định

Chúng ta thường tạo những đặc điểm khuôn mẫu cho từng loại bệnh thần kinh nhất định. Nhiều người cho rằng trẻ vị thành niên mắc trầm cảm thường là những đứa bé rắc rối, đơn độc, mọt sách hoặc đa cảm. Nhưng thực ra, dạng rối loạn này không được phân loại thành bất kì đặc điểm nào nhất định. Trầm cảm có thể ảnh hưởng tới tất cả trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến bé gái nhiều hơn bé trai.

3. Trầm cảm là căn bệnh phổ biến

Con bạn thường không chỉ gặp rắc rối với trầm cảm mà còn kèm theo cả rất nhiều thứ cảm xúc khác nữa. Ví dụ như lo lắng cũng là một triệu chứng thường xảy ra cùng với trầm cảm. Nhiều trẻ vị thành niên luôn gánh bên mình những nỗi lo về áp lực học hành, nỗ lực để cân bằng việc học với hoạt động thể thao (hoặc các hoạt động thể chất khác) và hoạt động xã hội. Tất cả điều này dễ khiến các bé cảm thấy mệt mỏi. Đối với một vài trường hợp, trầm cảm có thể là vấn đề căn bản, nhưng đi kèm theo nó là những rối loạn khác như chứng khó tiếp thu.

4. Điều trị trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Hầu hết mọi người nghĩ rằng trầm cảm khó điều trị nhưng Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT) có thể giải quyết tình trạng này. Một vài bằng chứng chỉ ra rằng thuốc chống trầm cảm cũng có tác dụng trong việc chữa trị chứng trầm cảm ở lứa tuổi vị thành niên. Tất nhiên, phương pháp điều trị như thế nào, có cần thiết không phụ thuộc vào độ nghiêm trọng và dai dẳng của trầm cảm.

Dưới đây là những phương pháp hiệu quả mà cha mẹ có thể tham khảo để giúp trẻ thoát khỏi căn bệnh trầm cảm:

1. Đừng làm ngơ vấn đề

Nếu nghi ngờ trẻ bị trầm cảm, hãy quan tâm con với tình yêu thương chứ không phải dò xét con. Thậm chí nếu không chắc chắn con có bị trầm cảm không, bạn cũng cần giải quyết những hành vi rắc rối và rối loạn cảm xúc của trẻ.

Bạn có thể trò chuyện với con để trẻ có thể chia sẻ những gì mà trẻ đang trải qua và bạn phải thực sự lắng nghe trẻ nói, sẵn sàng giúp đỡ trẻ bất cứ điều gì.

2. Khuyến khích kết nối với xã hội

Những trẻ bị trầm cảm thường có xu hướng tự tách mình ra khỏi các hoạt động yêu thích và bạn bè. Tuy nhiên, đơn độc chỉ khiến tình trạng trầm cảm thêm tồi tệ, vậy những gì bạn có thể làm là giúp bé tái kết nối với xã hội.

3. Sức khỏe thể chất là ưu tiên hàng đầu

Sức khỏe thể chất và tinh thần có sự kế nối chặt chẽ. Trầm cảm sẽ trầm trọng hơn nếu trẻ không hoạt động, ngủ ít và dinh dưỡng kém. Một vấn đề về lối sống trong xã hội hiện nay chính là trẻ vị thành niên thường có những thói quen không lành mạnh như: dậy trễ, ăn các món nhiều calo và ngồi hàng giờ bên điện thoại và máy tính. Khi ấy, bạn có thể hỗ trợ con bằng cách tạo lập một thói quen sống tích cực bằng các hoạt động vui chơi và sinh hoạt cả gia đình vào những ngày cuối tuần và ngày nghỉ.

4. Biết được khi nào cần kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Thay đổi lối sống khỏe mạnh hơn và biết hỗ trợ nhau là một cách giúp thế giới của trẻ trở nên khác biệt, nhưng như thế chưa đủ. Khi trầm cảm trở nên trầm trọng, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ chăm sóc con từ các chuyên gia tâm lý học hoặc thần kinh học

5. Chăm sóc chính bản thân bạn (và các thành viên còn lại)

Hẳn nếu có con bị trầm cảm, bạn có thể thấy bản thân mình tập trung quá nhiều sức lực và tinh thần vào con của bạn. Trong khi đó, bạn quên đi nhu cầu của bản thân và của các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, bạn nên quan tâm đến chính bản thân và các thành viên khác.

Ngoài ra, nếu cảm thấy con bạn đang bị trầm cảm, điều đầu tiên mà bạn cần làm là nói chuyện với con. Tiến sĩ Evans cho biết: “Cố gắng tìm hiểu những việc khiến trẻ phiền muộn, đừng xem thường chúng. Những việc ấy có vẻ không có gì nghiêm trọng với bạn, nhưng có thể là cả một vấn đề đối với con bạn đấy”.

Nếu vẫn cảm thấy lo lắng sau khi nói chuyện với trẻ, hãy tìm gặp các bác sĩ tâm lí hoặc thần kinh. Theo tiến sĩ Kingsley: “Nếu là bệnh cần được chữa trị, bạn có một số lựa chọn, như tìm đến dịch vụ tư vấn trẻ em, liệu pháp gia đình bằng phương pháp trò chuyện. Chuyên gia có thể cân nhắc sử dụng thuốc chống trầm cảm, nhưng chỉ khi nào bệnh tình trở nên nghiêm trọng”.

Bên cạnh đó, nếu thấy lo lắng về việc con mình có thể bị trầm cảm, bạn có thể tỏ ra ủng hộ trẻ. Tiến sĩ Kingsley nói rằng: “Tất cả những trẻ em và thanh thiếu niên đều cần được cảm thấy tôn trọng, quý mến và yêu thương. Chúng cần phải thân thiết với người chăm sóc (thường là cha mẹ) để cảm thấy được trân trọng đối với những người luôn hết lòng ủng hộ chúng vô điều kiện. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ trẻ khỏi trầm cảm”.

Trên tất cả, chăm sóc bản thân còn có nghĩa là bạn vươn ra để đón nhận sự hỗ trợ từ các thành viên khác. Bạn không thể làm tất cả mọi thứ một mình được. Sự giúp đỡ từ mọi người sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe, có một tâm thế tích cực để giúp con bạn thoát khỏi căn bệnh này.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Parent’s Guide to Teen Depression. http://www.helpguide.org/articles/depression/teen-depression-signs-help.htm.Ngày truy cập 08/11/2016

4 Facts About Teen Depression and How Parents Can Help. http://psychcentral.com/lib/4-facts-about-teen-depression-and-how-parents-can-help/. Ngày truy cập 08/11/2016

Phiên bản hiện tại

02/12/2019

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Thanh Nguyen


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 02/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo