backup og meta

Các cột mốc phát triển ở trẻ 9 tuổi: Cha mẹ cần quan tâm điều gì?

Các cột mốc phát triển ở trẻ 9 tuổi: Cha mẹ cần quan tâm điều gì?

Trẻ 9 tuổi có rất nhiều thay đổi cả về thể chất, cảm xúc, nhận thức và các kỹ năng xã hội. Đây là độ tuổi đầy thú vị với bé nhưng đầy thách thức với cha mẹ đấy.

Khi lên 9 tuổi, trẻ đã sẵn sàng cho quá trình dậy thì và bước vào độ tuổi vị thành niên. Các bé ở độ tuổi này tuy vẫn là trẻ em nhưng đang bắt đầu trở nên độc lập hơn và có thể đảm đương một số trách nhiệm dưới sự giám sát của người lớn. Để nuôi dạy con tốt hơn cũng như nắm bắt được tâm lý trẻ 9 tuổi, cha mẹ cần biết rõ các mốc phát triển về thể chất, cảm xúc, xã hội và nhận thức của con.

Sự phát triển thể chất của trẻ 9 tuổi

Bước vào độ tuổi vị thành niên, trẻ 9 tuổi sẽ bắt đầu phải đối mặt với vô số những khó khăn trong thay đổi về thể chất. Các bé thường sẽ có một số tăng trưởng về chiều cao và cân nặng và mỗi bé sẽ tăng trưởng với tốc độ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, chiều cao cân nặng của trẻ 9 tuổi nên ở trong các ngưỡng như sau:

chiều cao cân nặng trẻ 9 tuổi

Độ tuổi dậy thì có thể bắt đầu từ 8 – 12 tuổi đối với bé gái và 9 – 14 tuổi đối với bé trai. Ở độ tuổi này, các bé cũng có thể bắt đầu có những lo lắng về ngoại hình, cơ thể của mình. Là cha mẹ, bạn cần trò chuyện, chia sẻ với con về vấn đề này, đặc biệt là về những sự thay đổi hoặc chậm thay đổi so với các bạn khác có thể khiến trẻ băn khoăn. 

Trẻ 9 tuổi sẽ có thể kiểm soát cơ bắp tốt hơn và thuần thục hơn, điều này cho phép bé có thể mở rộng các giới hạn về thể chất và sở thích của mình. Con cũng sẽ trở nên độc lập hơn và biết tự quản lý việc vệ sinh cá nhân cũng như việc chăm chút, làm đẹp cho bản thân.

Sự phát triển cảm xúc của bé 9 tuổi

Lên 9 tuổi, trẻ sẽ có khả năng xử lý các xung đột tốt hơn. Trẻ đang ngày càng độc lập nên cũng sẽ muốn tìm kiếm các mối quan hệ bên ngoài mối quan hệ gia đình, bạn bè lớp học. Nhiều bé có mong muốn mãnh liệt được gia nhập một nhóm xã hội nào đó và muốn khẳng định “địa vị” của mình ở trường học. Kết quả là nhiều trẻ dễ bị những áp lực không đáng có chỉ vì muốn gây ấn tượng với bạn bè.

Cũng ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có khả năng đảm nhận nhiều công việc và trách nhiệm hơn trong nhà. Con cũng sẽ bắt đầu muốn tham gia vào việc đưa ra các quyết định có ảnh hưởng đến gia đình.

Tâm lý trẻ 9 tuổi có rất nhiều sự mâu thuẫn bên trong. Một mặt, trẻ muốn mở rộng vòng quan hệ xã hội của mình, mặt khác trẻ vẫn luôn cần gia đình là một nơi nương tựa mỗi khi cảm thấy bất an. Bên cạnh đó, các bé vẫn còn bị ảnh hưởng rất nhiều từ ba mẹ ở độ tuổi này.

Các bé ở độ tuổi này cũng đã nhận thức được rõ hơn về những mối nguy hiểm và thảm họa xảy ra trong thế giới thực. Con thường sợ hãi khi nghe về các tin tức tội phạm hoặc lo lắng khi nghĩ về chuyện một ngày nào đó cha mẹ sẽ qua đời thay vì sợ ma hay quái vật nào đó trong truyện cổ tích.

Sự phát triển xã hội của trẻ 9 tuổi

Trẻ dùng thiết bị thông minh

Rèn luyện các kỹ năng xã hội cho trẻ là một trong những điều cực kỳ cần thiết vì ở độ tuổi này, các mối quan hệ bạn bè trở nên quan trọng hơn. Ngoài ra, các bé cũng đã dần nhận ra bạn bè cũng có nhiều cấp bậc khác nhau và thường sẽ có bạn thân. Trẻ cũng có thể bắt đầu hiểu ra rằng áp lực từ bạn bè xung quanh có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc của mình.

Bạn cũng nên nhìn nhận một vấn đề thực tế rằng thế giới mà những đứa trẻ 9 tuổi hiện nay nhìn thấy và tiếp xúc đã không còn hạn hẹp như thế giới mà bạn tiếp xúc vào năm 9 tuổi nữa. Internet và điện thoại thông minh giúp trẻ dễ dàng tiếp cận thông tin từ mạng xã hội (Facebook, Tik Tok) và các kênh trực tuyến khác. 

Một số nội dung không lành mạnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về tâm sinh lý của trẻ nếu bạn không kiểm soát được các thông tin trẻ tiếp cận. Vậy nên, bạn nên giáo dục cho con những kiến thức cần thiết để trẻ tự bảo vệ mình.

Sự phát triển nhận thức ở bé 9 tuổi

Ở độ tuổi này, con sẽ những sở thích của riêng mình như đọc sách, chơi thể thao, chơi game hay tìm hiểu về khoa học, công nghệ và rất siêng năng tìm tòi hay tập trung vào đó. Vì vậy, trẻ 9 tuổi cũng có khoảng thời gian chú tâm vào một vấn đề lâu hơn. Tuy nhiên, các bé cũng thay đổi sở thích của mình rất nhanh.

Ở trường, phần đông các trẻ trong độ tuổi này thường làm việc nhóm tốt và sẽ hợp tác với nhau để cùng thực hiện các dự án hay hoạt động chung. Các bé cũng có thể sẽ làm đi làm lại một phần chương trình học về chủ đề nào đó cho đến khi thành thạo.

Bên cạnh đó, trẻ 9 tuổi phải đối mặt với những mục tiêu và thử thách khó hơn trong chuyện học hành. Chương trình lớp 4 đòi hỏi trẻ phải tính toán, phân tích, suy nghĩ nhiều hơn. Những trẻ tiếp thu tốt sẽ bắt đầu phát triển toàn diện hơn. Tuy nhiên, những trẻ gặp khó khăn trong học tập có thể thấy chán nản. Lúc này, cha mẹ nên theo sát để động viên, khích lệ con trẻ và giúp con học bằng cách giới thiệu cho bé những tài liệu hay. 

Lời nói và ngôn ngữ

Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể nói chuyện rõ ràng và sử dụng những câu từ phù hợp trong khi giao tiếp giống như người lớn. Ngoài ra, các bé 9 tuổi cũng đã có thể viết và đọc một cách nhuần nhuyễn cũng như có thể diễn đạt những suy nghĩ hay ý tưởng phức tạp bằng những từ vựng đa dạng hơn. Thế nên, bạn có thể khuyến khích con đọc sách với các thể loại khác nhau phù hợp với sở thích của trẻ để con phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn nữa. 

Chơi

Hầu hết các trẻ 9 tuổi thường thích chơi với các bạn cùng giới hơn. Các bé thường sẽ thích các trò chơi vận động hoặc ngồi chơi game nhiều hơn là các trò chơi đóng vai.

Các cột mốc quan trọng khác của trẻ lên 9

Giấc ngủ trẻ 9 tuổi

Một số mốc phát triển đáng chú ý khác ở trẻ 9 tuổi là:

  • Trẻ ở độ tuổi này vẫn phải ngủ đủ 10 – 11 giờ mỗi đêm, thế nhưng việc cho con đi ngủ sớm đã không còn dễ dàng nữa.
  • Trẻ đã có những tiêu chuẩn nhất định trong vấn đề sinh hoạt, trẻ cũng có thể tự mình theo dõi các hoạt động hàng ngày và ghi nhớ về thời gian biểu. 
  • Nhiều trẻ 9 tuổi cũng thích tham gia hoạt động đội nhóm ở các câu lạc bộ hoặc các trung tâm rèn luyện kỹ năng mềm. Đây là cơ hội để bé có thể giao lưu và làm quen với những người bạn mới, đồng thời có cơ hội làm việc vì một mục tiêu chung hay sở thích chung.

Các bé đều có tốc độ phát triển khác nhau và một số bé có thể học chậm hơn bạn bè một chút. Trong trường hợp này, bạn có thể giúp đỡ, hướng dẫn con để bé có thể theo kịp. Tuy nhiên, nếu bé gặp quá nhiều khó khăn trong việc học hành, kết bạn hay kiểm soát cảm xúc, bạn hãy sớm liên hệ với bác sĩ để có thể giúp bé kịp thời.

Hầu hết trẻ 9 tuổi đều muốn được giao cho những việc cần gánh vác trách nhiệm lớn hơn những gì mình có thể làm được. Vì vậy, bạn nên cân nhắc vấn đề phân công lại việc nhà và dành nhiều thời gian trò chuyện với con hơn. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra để biết rõ về những nội dung trực tuyến mà trẻ theo dõi hoặc con mình đang tiếp xúc với những ai và dành thời gian rảnh cho việc gì nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

9-Year-Old Child Development Milestones

https://www.verywellfamily.com/9-year-old-developmental-milestones-620731 Ngày truy cập 11/12/2020

Height Measurement in Children

https://fpnotebook.com/endo/exam/hghtmsrmntinchldrn.htm Ngày truy cập 11/12/2020

Measuring the height and weight of children

https://ifrcgo.org/ecv-toolkit/action/measuring-the-height-and-weight-of-children/Actions%20-%2016%20-%20Measuring%20the%20height%20and%20weight%20of%20children.pdf  Ngày truy cập 11/12/2020

 

Phiên bản hiện tại

22/01/2021

Tác giả: Như Vũ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: phuong le


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 22/01/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo