backup og meta

Thế nào là một chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý?

Thế nào là một chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý?

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng bữa ăn có nhiều thịt, cá, trứng, sữa… là bữa ăn dinh dưỡng nhất dành cho trẻ. Trong khoa học dinh dưỡng, đó là bữa ăn không đảm bảo tính đa dạng của thực phẩm và thường thiếu cân bằng trong tương quan giữa các chất dinh dưỡng.

Điều này sẽ tiếp tục dẫn đến một vài căn bệnh liên quan đến dinh dưỡng như thiếu khoáng chất vi lượng, chứng béo phì, suy dinh dưỡng… do thiếu cân bằng dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa sự tăng trưởng, phát triển thể chất và trí não của trẻ. Do đó, một chế độ ăn uống hợp lý giúp cung cấp đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng theo những nhu cầu dinh dưỡng được đề ra và đảm bảo cân bằng giữa các chất dinh dưỡng. Bạn hãy chú ý rằng việc cung cấp chất dinh dưỡng và cân bằng chế độ ăn uống nên phù hợp với giới tính và độ tuổi của trẻ.

Chế độ ăn uống cân bằng bao gồm:

  • Cân bằng giữa 3 nguồn năng lượng trong chế độ ăn (tỷ lệ của năng lượng cung cấp từ protein, chất béo, carbohydrate phải phù hợp);
  • Cân bằng protein (tỷ lệ giữa đạm động vật và tổng lượng đạm);
  • Cân bằng lipid (tỷ lệ lipid so với lipid tổng hợp, mức độ của axit béo bão hòa);
  • Bột caraway (không quá nhiều đường tinh luyện);
  • Cân bằng giữa vitamin và chất khoáng.

Để có chế độ ăn hợp lý, bạn cần phải đảm bảo sự đa dạng (có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm trên, cần phải có chất béo) và chế biến phù hợp với bữa ăn của trẻ, đa dạng và duy trì các chất dinh dưỡng.

Nhiều bữa ăn đa dạng giúp đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cân bằng giúp cơ thể bạn nạp năng lượng và chất dinh dưỡng thiết yếu, từ đó giúp tăng trưởng thể chất, phát triển trí não và sự minh mẫn. Trẻ em không ăn uống đầy đủ mỗi ngày dễ cảm thấy mệt mỏi, không tích cực, chậm phát triển, thậm chí có thể ảnh hưởng kéo dài đến trí thông minh, suy dinh dưỡng và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, sự trưởng thành. Một vài trẻ hấp thụ quá nhiều năng lượng dư thừa nhưng không hoạt động có khả năng dư cân và béo phì.

Con của bạn đã có chế độ ăn cân bằng chưa?

Rất nhiều cha mẹ đều chỉ chú trọng về cân nặng của trẻ, giống như những trẻ ít được chú ý đến vấn đề chiều cao. Một vài cha mẹ không hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết ở độ tuổi của trẻ, điều này khiến trẻ kén ăn, chán ăn, sợ ăn… ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Một vài cha mẹ có chế độ ăn không phù hợp khiến chế độ ăn của trẻ thiếu cân bằng. Họ duy trì  “cách ăn nhồi nhét” mặc cho cân nặng của trẻ đã dư thừa so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Nhiều bố mẹ vẫn cho trẻ ăn những thực phẩm không phù hợp: snack, thức ăn nhanh, đường tinh luyện (kẹo, nước giải khát) hay khoảng cách về thời gian giữa các bữa ăn không hợp lý, không đủ để khiến trẻ cảm thấy đói. Điều này khiến trẻ khó kiểm soát cảm giác no, khiến trẻ ăn nhiều hơn nhu cầu.

Do đó, để tránh những vấn đề dinh dưỡng nghiêm trọng như thừa cân, suy dinh dưỡng, thiếu chất dinh dưỡng vi lượng, trí não chậm do chế độ ăn không cân bằng, bạn nên cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp dành cho trẻ như chế độ ăn đa dạng thực phẩm, cân bằng và thúc đẩy dinh dưỡng.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Jo Lewin, Healthy eating: What young children need, https://www.bbcgoodfood.com/howto/guide/healthy-eating-what-young-children-need. Ngày truy cập: 23/03/2017

Mayo Clinic Staff, Nutrition for kids: Guidelines for a healthy diet, http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/childrens-health/in-depth/nutrition-for-kids/art-20049335. Ngày truy cập: 23/03/2017

Phiên bản hiện tại

13/08/2020

Tác giả: Huệ Trang

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Huệ Trang · Ngày cập nhật: 13/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo