backup og meta

Kích thích óc sáng tạo bằng... trò chơi điện tử - Chuyện thật như đùa!

Kích thích óc sáng tạo bằng... trò chơi điện tử - Chuyện thật như đùa!

Khi nhắc đến trò chơi điện tử, phần lớn các bậc cha mẹ đều nghĩ đến khía cạnh tiêu cực mà quên mất rằng, nếu chơi có kiểm soát, những trò chơi này có thể kích thích khả năng sáng tạo và dạy trẻ rất nhiều vấn đề trong cuộc sống.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, trò chơi điện tử cũng ngày một đa dạng, phong phú, phục vụ cho nhiều mục đích. Có những trò chơi giúp giải trí, thư giãn, trong khi một số khác lại rất tốt cho việc học và sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Bạn đã hiểu hết về những lợi ích cũng như tác hại của trò chơi điện tử hay chỉ đang nghiêng về một phía? Xem ngay những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi, biết đâu bạn sẽ có cái nhìn mới về vấn đề này đấy.

Có nên cho trẻ chơi game không?

trẻ chơi trò chơi điện tử

Có nên cho con chơi game? Trẻ em có nên chơi game không? Đây có lẽ là vấn đề khiến nhiều cha mẹ phiền lòng. Bởi trong thời đại ngày nay, rất khó để ngăn trẻ không dùng điện thoại thông minh hay máy tính bảng. Tuy nhiên, trò chơi điện tử hay game điện tử không phải lúc nào cũng có hại, thậm chí, nếu cho trẻ chơi có kiểm soát, lợi ích của trò chơi điện tử còn có thể làm cho bạn bất ngờ:

Trò chơi điện tử giúp trẻ kết bạn và nâng cao kỹ năng làm việc nhóm

Các trò chơi điện tử nhiều người chơi hiện rất phổ biến. Các trò chơi này được chơi trực tuyến và có sự tham gia của nhiều người đến từ nhiều vùng miền, nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Điều này sẽ khuyến khích trẻ kết bạn và xây dựng các kỹ năng cần thiết như kỹ năng làm việc theo nhóm để cùng nhau nghĩ cách giải quyết các nhiệm vụ trong trò chơi.

Rèn luyện khả năng ra quyết định

Phần lớn các trò chơi đều có nhịp độ nhanh và yêu cầu người chơi đưa ra quyết định trong một khoảng thời gian ngắn. Chính điều này sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng phán đoán, phân tích để đưa ra giải pháp chính xác trong các trường hợp cụ thể.

Kỹ năng này sẽ cực kỳ cần thiết nếu trong tương lai, trẻ có ý định theo đuổi công việc trong các lĩnh vực như thể thao hoặc y học, những công việc cần sự quyết đoán với các quyết định chính xác được đưa ra dưới rất nhiều áp lực.

Trò chơi giúp tăng khả năng sáng tạo

Một công trình nghiên cứu được thực hiện trên 500 trẻ em do Đại học bang Michigan (Hoa Kỳ) công bố vào năm 2011 đã chứng minh việc chơi game sẽ giúp gia tăng đáng kể khả năng sáng tạo của trẻ nhỏ.

Thống kê này cũng cho thấy chính những nhiệm vụ, hướng dẫn… trong game đã kích thích các bé phải tự tìm tòi, học hỏi nhằm tìm ra cách giải quyết, từ đó thúc đẩy khả năng tư duy của não bộ.

4. Tăng khả năng phối hợp giữa tay và mắt

Đã có những nghiên cứu cho thấy trò chơi điện tử, nhất là những trò chơi nhập vai có các pha hành động có thể giúp cải thiện khả năng phản xạ của người chơi. Việc phải xử lý các tình huống đòi hỏi sự chính xác cũng như nhanh nhạy trong game điện tử sẽ giúp cho khả năng phối hợp giữa tay và mắt của trẻ trở nên tốt hơn.

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng để xử lý những trường hợp cần phản xạ cực nhanh trong cuộc sống thực tế. Không những vậy, nó còn tạo ra được tác động tích cực khi chơi các môn thể thao ngoài trời.

5. Kích thích các hoạt động của não bộ

Trong quá trình chơi game, một kỹ năng nhất định sẽ được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần làm cho não bắt đầu tạo ra các đường dẫn truyền thần kinh mới để tối ưu hóa chức năng của mình. Không những vậy, sự tập trung cao độ khi chơi game còn giúp não rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề nhanh, từ đó khả năng nhận thức của trẻ cũng cao hơn hẳn so với những đứa trẻ khác.

Cho trẻ chơi game như thế nào là đúng cách?

trẻ chơi cùng nhau

Đối với trẻ nhỏ, trò chơi điện tử tồn tại nhiều ưu và nhược điểm. Tuy nhiên, là cha mẹ, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát những điều này để trò chơi điện tử mang lại nhiều lợi ích nhất cho trẻ:

  • Không cho bé chơi khi con còn ở độ tuổi mẫu giáo.
  • Trước khi tải một trò chơi nào đó, hãy xem qua đánh giá, giới hạn độ tuổi và những cảnh báo về nội dung mà nhà sản xuất cung cấp
  • Chơi chung với con để bạn và bé có thể thảo luận về các vấn đề của trò chơi
  • Kiểm soát thời gian chơi của trẻ
  • Theo dõi mọi tương tác trực tuyến mà con bạn thực hiện với người lạ và đảm bảo bé không tiết lộ thông tin cá nhân
  • Không để các thiết bị điện tử trong phòng của trẻ, đặc biệt là vào ban đêm
  • Để bé chơi ở những khu vực mà bạn dễ quan sát
  • Nếu bạn cũng thích chơi game, hãy thực thi các quy tắc tương tự cho chính mình để làm gương cho trẻ
  • Chỉ cho phép con chơi sau khi bé hoàn thành bài tập về nhà và các nhiệm vụ khác
  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất hoặc các bộ môn thể thao ngoài trời nhiều hơn.

Tác hại của trò chơi điện tử: Đừng cho trẻ chơi “vô tội vạ”

trẻ chơi trò chơi ddienj tử nhiều gây ảnh hưởng đến học tập

1. Chơi game quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe

Việc dành nhiều thời gian để chơi game thay vì ra ngoài vận động sẽ khiến khả năng nhận thức của trẻ bị ảnh hưởng, không những vậy trẻ còn có nguy cơ bị béo phì, các cơ và khớp bị suy yếu, bàn tay và ngón tay bị tê. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị suy yếu thị lực.

2. Chơi trò chơi điện tử có thể ảnh hưởng đến việc học

Mê mẩn với các trò chơi điện tử có thể khiến trẻ không quan tâm đến bất kỳ việc gì khác, kể cả việc học ở trường. Trẻ không quan tâm đến việc làm bài tập về nhà, thậm chí còn có thể bỏ học để đi chơi game. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí là cả trí tuệ của trẻ.

3. Tiếp xúc với những điều tiêu cực

Một số trò chơi điện tử trên thị trường hiện nay có thể chứa nhiều cảnh bạo lực, nhân vật ăn mặc hở hang, thô tục, phân biệt chủng tộc, phản cảm và nhiều thứ khác mà trẻ chưa thể nhận ra nếu không có sự hướng dẫn của cha mẹ. Nếu bạn không kiểm soát mà để trẻ chơi trong một thời gian dài, những cảnh tượng này có thể in sâu trong tâm trí và khiến trẻ thực hiện theo.

4. Xa rời xã hội

Các trò chơi trực tuyến có thể kết nối nhiều người nhưng tất cả đều thực hiện qua một thế giới ảo và hầu hết trẻ đều tự chơi một mình với chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh. Nếu trẻ cứ chơi như vậy trong thời gian dài, các kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống thực sẽ bị ảnh hưởng.

Lâu dần, trẻ sẽ trở nên cô đơn, chỉ thích ở một mình và tương tác qua màn hình. Trẻ sẽ không có bạn bè để chia sẻ, kết quả là nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tâm lý như trầm cảm, lo lắng, căng thẳng cũng ngày một tăng cao.

5. Có hành vi hung hăng

Nội dung bạo lực trong các trò chơi điện tử và sự hài lòng tức thời mà các trò chơi này đem lại có thể khiến những đứa trẻ trở nên thiếu kiên nhẫn và nóng nảy. Khi mọi thứ không đi theo kế hoạch của bản thân, trẻ bắt đầu có những hành vi và suy nghĩ tiêu cực.

Việc chơi các trò chơi điện tử không được khuyến khích với trẻ nhỏ vì ánh sáng từ màn hình có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho mắt. Bên cạnh việc cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi điện thử, bạn có thể khuyến khích trẻ đọc sách, tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc các bộ môn thể thao mà bé yêu thích.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Impact of Video Games on Children – The Good and the Bad https://parenting.firstcry.com/articles/video-games-impact-on-children-the-good-and-the-bad/ Ngày truy cập: 20/4/2020

How video games affect the brain https://www.medicalnewstoday.com/articles/318345 Ngày truy cập: 20/4/2020

Video Gaming and Children’s Psychosocial Wellbeing: A Longitudinal Study https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5346125/ Ngày truy cập: 20/4/2020

Phiên bản hiện tại

14/04/2021

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 14/04/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo