II. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi đã ly hôn
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề “khi bố mẹ ly hôn, trẻ nên sống với ai?” thì còn phải chú ý đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi đã ly hôn. Theo Khoản 1 Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”
Quy định này nhắc nhở các bậc phụ huynh rằng, dù tình nghĩa vợ chồng đã hết nhưng mối quan hệ và trách nhiệm với con vẫn còn. Vì vậy, cả bố và mẹ cần phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ chăm sóc con sau ly hôn.
1. Quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi dưỡng con
Người giành được quyền nuôi con có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ chăm sóc và giáo dục con như trước khi ly hôn, đồng thời vẫn giữ được quyền nuôi dạy con như trước đây. Cụ thể, những quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi dưỡng con đã được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, bao gồm một số điều sau:
- Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng (Điều 71)
- Nghĩa vụ và quyền giáo dục con (Điều 72)
- Đại diện cho con (Điều 73)
- Bồi thường thiệt hại do con gây ra (Điều 74)
- Quản lý, định đoạt tài sản riêng của con (Điều 76, 77)
2. Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con

Mặc dù không được trực tiếp chung sống và nuôi dạy con hằng ngày, nhưng người không giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn vẫn có những quyền và nghĩa vụ riêng đối với con mình. Những điều này đã được quy định tại Điều 82 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Những quy định này được lập ra để đảm bảo quyền lợi được nuôi dưỡng đầy đủ của con, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người không trực tiếp chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, điều luật này cũng nhấn mạnh, nếu “cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
III. Cha mẹ có thể giành hay bị tước quyền nuôi con trong trường hợp nào?
Mặc dù Tòa án là đối tượng trực tiếp phân xử và kết luận xem sau khi bố mẹ ly hôn, trẻ nên sống với ai, nhưng các bậc phụ huynh đều có thể tự giành lấy quyền nuôi con cho mình. Ngược lại, cũng cần lưu ý một số trường hợp đấng sinh thành có thể bị tước bỏ quyền nuôi con.
1. Trường hợp có thể giành quyền nuôi con

Nếu như vợ chồng không thể thỏa thuận người sẽ trực tiếp chăm sóc con sau khi ly hôn, Tòa án sẽ can thiệp và đưa ra quyết định dựa vào nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố tiên quyết là bảo vệ quyền và lợi ích cao nhất cho người con. Lúc này, để giành được quyền nuôi con, phụ huynh cần chứng minh được khả năng mang lại cho trẻ cuộc sống tốt hơn so với đối phương về mọi mặt, bao gồm cả kinh tế, tinh thần và giáo dục. Cụ thể, một số thông tin sau cần được xác thực và cung cấp đầy đủ bằng chứng cho Tòa án để được xem xét quyền được nuôi con:
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!