Tuy nhiên, các bố mẹ có con 3 tuổi đừng quá lo lắng hay bực bội, bởi việc bé trở nên lì lợm, không nghe lời ở giai đoạn này là vô cùng bình thường. Để cùng bé vượt qua cột mốc “khủng hoảng tuổi lên 3” nhẹ nhàng và hiệu quả, bố mẹ không nên quá chiều chuộng theo mọi sở thích của bé, nhưng cũng không nên la mắng hay đánh bé. Thay vào đó, cách dạy trẻ 3 tuổi hay cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh trong trường hợp này là bố mẹ hãy uốn nắn bé từng chút một để bé nhận thức được điều gì là đúng, điều gì là sai. Từ đó, bé có thể hình thành được tư duy và tính cách tốt hơn trong tương lai.
Sau khi hiểu được lý do vì sao trẻ 3 tuổi thường bướng bỉnh và khó bảo, bố mẹ hãy tham khảo ngay 5 cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời trong phần nội dung mà Hello Bacsi đã tổng hợp dưới đây nhé. Rất nhiều bố mẹ chia sẻ, họ đã áp dụng những cách này và cảm thấy vui mừng khi bé dần trở nên ngoan ngoãn, đáng yêu và biết nghe lời hơn đấy!
Mách bạn 5 cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời vô cùng hiệu quả
1. Sử dụng ngôn ngữ tích cực

Bố mẹ là những người thầy đầu tiên dạy bé sử dụng ngôn ngữ. Bé cũng thường có xu hướng quan sát, lắng nghe và học theo những điều bố mẹ làm. Vì vậy, việc bố mẹ sử dụng ngôn ngữ tích cực để làm gương là cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời và cũng là cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh khá hiệu quả. Hơn nữa, đây cũng là cách giúp con phát triển tốt hơn và tránh tâm lý nhút nhát, xấu hổ ngay từ nhỏ.
Ngược lại, nếu thường xuyên bị tác động tiêu cực như: phê bình, chỉ trích, dọa dẫm… trẻ sẽ dễ tự ti, mặc cảm, bướng bỉnh, sống khép kín và ngại giao tiếp. Cụ thể, thay vì phê bình bé rằng: “Sao con lười biếng quá vậy!”, bố mẹ hãy sử dụng ngôn ngữ tích cực hơn để động viên con như: “Con nên chăm chỉ hơn một chút, bố mẹ tin rằng con sẽ tiến bộ nhanh hơn!”.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!