backup og meta

Bố mẹ làm gì khi bé không chịu ngủ trưa?

Bố mẹ làm gì khi bé không chịu ngủ trưa?

Một số bố mẹ cho rằng bé không chịu ngủ trưa không ảnh hưởng gì. Thật ra, giấc ngủ trưa tác động đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Vì vậy, bé không nên không ngủ trưa.

Cu Tí (5 tuổi) con của chị Mai Anh (Q. Bình Tân, TP. HCM) không bao giờ chịu ngủ trưa. Cô giáo ở trường mầm non cho biết vào giờ ngủ trưa của cả lớp, cu Tí không chịu ngủ. Cô phải luôn nhắc cháu mãi mà đôi khi cháu cứ nằm nói chuyện với bạn nằm kế bên. Còn ngày cuối tuần, cu Tí xin chị cho xem phim hoạt hình hoặc ngồi vẽ tranh, chơi đồ chơi chứ nhất quyết không đi ngủ trưa.

Ban đầu, chị đấu tranh dữ lắm, bắt con phải nằm lên giường ngủ, đặt cây roi mây kế bên luôn. Cậu bé nghe lời mẹ, sợ lắm nằm nhắm nghiền mắt để đó suốt thời gian ngủ, chứ cũng không ngủ được. Sau một thời gian làm dữ với con mà không đạt kết quả gì, chị cũng nản. Bây giờ, con muốn làm gì vào giờ ngủ trưa cuối tuần chị cũng đồng ý.

Ngủ trưa là từ nghe có vẻ đơn giản nhưng đối với nhiều bố mẹ, đây lại là một điều quan trọng. Để có một sức khỏe tốt, giấc ngủ cần được quan tâm hàng đầu. Đối với trẻ nhỏ, ngủ trưa là một việc rất cần thiết để giúp bé phát triển đầy đủ thể chất và tinh thần.

Ngủ trưa giúp bé không bị mệt mỏi, cải thiện tâm trạng, nhưng cũng không nên cho bé ngủ trưa quá nhiều vì sẽ dẫn đến việc mất ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, khi bé ngủ trưa, bố mẹ có thể giải quyết các việc lặt vặt trong gia đình hoặc nghỉ ngơi.

Mỗi lứa tuổi có nhu cầu ngủ riêng

Trẻ nhỏ nên ngủ trưa bao lâu? Câu trả lời phụ thuộc vào tuổi của bé và tổng số giờ ngủ của bé trong 1 ngày. Ví dụ, một bé ban đêm ngủ 13 giờ thì buổi trưa chỉ cần chợp mắt một chút. Còn ban đêm ngủ 9 giờ, bé có thể ngủ trưa đến 2 giờ. Nhu cầu ngủ của mỗi bé là khác nhau, nhưng bé vẫn có những điểm chung sau:

1. Từ 0 – 6 tháng

Bé cần ngủ khoảng từ 14 – 18 giờ mỗi ngày. Bé thường ngủ từ 1 – 3 giờ, sau đó thức dậy đòi bú. Khi được 4 tháng tuổi, nhịp điệu ngủ của bé trở nên rõ ràng. Đa số các bé ngủ từ 9 – 12 giờ vào ban đêm và từ 2 – 3 giờ vào ban ngày. Mỗi giấc ngủ vào ban ngày thường kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ.

2. Từ 6 – 12 tháng

Bé không chịu ngủ trưa

Bé ở tuổi này thường ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Bé có thể ngủ trưa 2 lần/ngày, mỗi lần kéo dài 20 phút hoặc 1 giờ. Ở giai đoạn này, bé sẽ không cần thức dậy vào ban đêm để bú nhưng sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng, gây mất ngủ.

3. Trẻ chập chững biết đi (từ 1 – 3 tuổi)

Trẻ chập chững biết đi cần ngủ từ 12 – 14 giờ, bao gồm cả giấc ngủ trưa kéo dài từ 1 – 3 giờ. Trẻ ở độ tuổi này cũng có thể ngủ trưa 2 lần nhưng bạn không nên cho bé ngủ vào buổi chiều vì điều này sẽ khiến bé khó ngủ vào ban đêm.

4. Trẻ mầm non (3 – 5 tuổi)

Trẻ ở tuổi này nên ngủ trung bình khoảng 11 – 12 giờ, kể cả ngủ trưa. Đa số các bé đều không thích ngủ trưa khi được 5 tuổi.

5. Tuổi đi học (5 – 12 tuổi)

Trẻ em trong độ tuổi đi học cần ngủ khoảng 10 – 11 giờ mỗi ngày. Một số trẻ vẫn cần ngủ trưa. Nếu bé không ngủ trưa, bạn hãy cho bé đi ngủ sớm hơn nhé.

Dấu hiệu của việc thiếu ngủ

Đa số bố mẹ đều không quan tâm đến số lượng giờ ngủ của bé. Tuy nhiên, bạn hãy quan sát bé cẩn thận để xem bé có những dấu hiệu của thiếu ngủ không nhé. Đừng nghĩ rằng thiếu ngủ chỉ khiến bé mệt mỏi, nó còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn nữa. Hãy tự hỏi:

  • Bé có hay buồn ngủ không?
  • Bé có hay cáu kỉnh vào buổi chiều không?
  • Khi bạn đánh thức bé dậy vào buổi sáng, bạn và bé có phải như đang trải qua một trận chiến không?
  • Bé có trở nên thiếu kiên nhẫn, hiếu động hoặc hiếu chiến không?
  • Bé có gặp khó khăn trong việc học và những việc khác không?

Nếu câu trả lời của bạn là có ở câu hỏi nào thì bạn cần phải điều chỉnh lại thời gian ngủ vào ban đêm và ban ngày của bé. Bạn sẽ mất vài tuần mới tìm ra được thời gian ngủ hợp lý cho bé. Nếu bạn gặp khó khăn, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Ngủ trưa và những điều lo lắng

Chìa khóa để giúp bé ngủ ngon rất đơn giản. Bạn hãy lên thời gian biểu ngủ trưa cho bé từ sớm để bé quen dần.

  • Với bé sơ sinh, bạn hãy quan sát xem bé có dấu hiệu buồn ngủ như giụi mắt, quấy khóc…không. Nếu có, bạn hãy đặt bé lên giường ngay. Bạn hãy tập cho bé thói quen ngủ đúng giờ. Đây sẽ là một kỹ năng cần thiết khi bé lớn lên. Mở nhạc nhẹ nhàng, kéo rèm cửa sổ… sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng.
  • Với trẻ mới biết đi và trẻ mầm non, việc cho bé ngủ trưa sẽ gặp nhiều khó khăn. Có một số bé thích ngủ trưa trong khi một số bé khác không muốn bỏ lỡ một phút vui chơi nào dù rất buồn ngủ. Nếu bé không ngủ, bạn cũng đừng ép nhé. Thay vào đó, hãy để bé tiếp tục chơi trong phòng hoặc đọc truyện cho bé nghe. Việc này sẽ giúp bé ngủ dễ dàng hơn. Nếu bé không chịu ngủ trưa, bạn hãy cho bé đi ngủ sớm hơn vào buổi tối.

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng rằng ngủ trưa sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bé, đặc biệt là bé thường ngủ trưa muộn (2 – 3 giờ trưa mới bắt đầu ngủ). Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc điều này. Bé sẽ ngủ ngon khi bé cảm thấy thoải mái chứ không phải là quá mệt. Nếu quá mệt, bé sẽ dễ bị mất ngủ và thường xuyên thức đêm.

Nếu bạn thấy giấc ngủ trưa muộn là nguyên nhân gây ra vấn đề, hãy tạo điều kiện về không gian phòng như kéo rèm, mở nhạc nhẹ để giúp bé ngủ trưa sớm hơn. Buổi sáng, bạn hãy đánh thức bé dậy sớm để có nhiều thời gian vui chơi hơn, giấc ngủ trưa cũng được bắt đầu sớm hơn. Nói chung, bạn cố gắng thực hiện những điều chỉnh sao cho phù hợp để bé cảm thấy thoải mái và không bị thiếu ngủ.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Naps http://kidshealth.org/en/parents/naps.html# Ngày truy cập 5/10/2017

No-Nonsense Napping Guide for Toddlers https://www.webmd.com/parenting/features/no-nonsense-napping-guide-for-toddlers#1 Ngày truy cập 5/10/2017

Phiên bản hiện tại

17/08/2020

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Dung Nguyễn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 17/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo