Mặt khác, ba mẹ cần lưu ý rằng khi trẻ bám vào đồ đạc thì cũng rất dễ gây ra sự cố đổ vỡ, chấn thương do té ngã. Vì vậy, bạn cần tạo một không gian rộng rãi, dẹp bớt hoặc giữ trẻ cách xa những đồ vật dễ dịch chuyển như chậu cây, bình hoa, một số loại bàn ghế, tủ nhỏ dễ kéo, bọc các góc cạnh của bàn ghế đồ đạc… để đảm bảo an toàn cho bé.
4. Trẻ tự đứng lên không cần hỗ trợ
Đến một thời điểm nào đó, em bé của bạn có thể tự đứng lên mà không cần sự hỗ trợ nào cả. Mặc dù trẻ vẫn chưa giữ được thăng bằng quá lâu trong những lần đầu tiên tự đứng lên nhưng rất nhanh thôi trẻ có thể đứng vững hơn và bắt đầu bước đi chập chững.
5. Dấu hiệu trẻ sắp biết đi: Quấy khóc, ngủ nhiều giấc ngắn

Có thể bạn không ngờ rằng một chút khác thường của em bé như xuất hiện những cơn quấy khóc, ngủ nhiều giấc ngắn khi gần 1 tuổi… cũng có thể là dấu hiệu trẻ sắp biết đi. Điều này không quá khó để lý giải bởi vì biết đi cũng là một cột mốc phát triển nhảy vọt của em bé. Bộ não và cơ thể của trẻ có lẽ phải hoạt động nhiều gấp đôi so với trước đó.
Điều này khiến bé không thoải mái nên sẽ quấy khóc nhiều hơn, thay đổi lịch ăn ngủ. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì những biểu hiện này chỉ là tạm thời. Khi trẻ đã học được cách giữ thăng bằng và bước đi thì sẽ vui vẻ, thoải mái trở lại.
Mách bạn vài tuyệt chiêu thúc đẩy bé nhanh tập đi và biết đi
Việc bé cưng bám vào đồ vật để có thể đứng lên hoặc tự đứng lên đều là những dấu hiệu trẻ sắp biết đi rõ ràng nhất. Những dấu hiệu này cho thấy trẻ đang cố gắng học cách giữ thăng bằng để sớm bước đi mà không cần hỗ trợ. Do đó, bất cứ điều gì giúp trẻ đứng lâu hơn đều có thể góp phần thúc đẩy trẻ tập đi nhanh hơn. Sau đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng:
- Đưa cho bé món đồ chơi nhỏ mà trẻ có thể cầm trên tay khi đang đứng. Điều này giúp em bé cảm thấy tò mò, thú vị khi nắm chặt đồ gì đó trong tay nên thường sẵn sàng để đứng lâu hơn.
- Di chuyển đồ chơi đến bề mặt cao hơn mặt đất để khuyến khích trẻ đứng dậy. Chẳng hạn như bạn di chuyển một món đồ chơi vui nhộn nào đó và đặt trên ghế sô pha trong khi trẻ đang ngồi trên sàn nhà. Điều này sẽ buộc trẻ phải đứng lên để tìm cách lấy món đồ chơi đó.
- Thực hiện một số hoạt động giúp tăng cường, củng cố khả năng giữ thăng bằng của trẻ, chẳng hạn như cùng bé chơi trò bập bênh, ngồi xích đu, cho trẻ trèo qua gối, bế trẻ đung đưa… miễn là đảm bảo an toàn.
- Cho bé yêu chơi với những em bé khác cùng tuổi hoặc lớn hơn một chút, đã biết đi càng tốt. Điều này sẽ kích thích bé học hỏi và muốn đứng lên tập đi.
- Nhiều khi bạn cũng có thể khuyến khích con tập đi bằng cách đơn giản, cơ bản nhất như động viên bằng lời nói hoặc vỗ/dang tay cổ động trẻ bước về phía trước.
Mỗi trẻ em đều có tốc độ và khả năng phát triển của riêng mình. Việc cha mẹ nào cũng quan tâm đến các dấu hiệu trẻ sắp biết đi và nóng lòng muốn thấy con tập đi là điều bình thường. Tuy nhiên, bạn chỉ nên hỗ trợ và để con tập đứng, tập đi một cách tự nhiên. Không nên đặt mục tiêu thúc ép khi trẻ chưa sẵn sàng để tránh trải nghiệm tiêu cực hoặc rủi ro nhé.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!