backup og meta

Trẻ sinh mổ dễ bị viêm dạ dày ruột: Đâu là cơ hội giúp con khỏe mạnh hơn?

Trẻ sinh mổ dễ bị viêm dạ dày ruột: Đâu là cơ hội giúp con khỏe mạnh hơn?

Một nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có thể tăng 30% nguy cơ bị viêm dạ dày ruột từ 1 tuổi trở lên [1]. Vậy nên các mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ trẻ sinh mổ khỏi nhiễm khuẩn.

Bệnh viêm dạ dày ruột rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nguy hiểm hơn khi đây là nguyên nhân dẫn đến 10% số ca tử vong ở trẻ. Tác nhân gây bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi là nhiễm rotavirus [2]. Biểu hiện viêm dạ dày ruột cấp thường thấy là tiêu chảy (đi phân lỏng như nước) và/hoặc nôn mửa. Tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài đến 10 ngày trong khi nôn mửa có thể kéo dài khoảng 2-3 ngày [3].

Cẩn thận với nguy cơ viêm dạ dày ruột ở trẻ sinh mổ

Nghiên cứu cho thấy, sinh mổ khiến cho việc hình thành hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi. Điều này khiến hệ miễn dịch cần thời gian dài để hoàn thiện và trẻ có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó các bệnh về nhiễm trùng đường tiêu hóa liên quan đến dạ dày và ruột [1], [4].

Cụ thể, khi chào đời, bé sinh thường sẽ đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ và tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn tại âm đạo. Việc tiếp xúc trực tiếp với các loài vi khuẩn này sẽ tạo nền tảng để thiết lập hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, đồng thời giúp con phát triển hệ miễn dịch. Thế nhưng, bé sinh mổ lại “bỏ lỡ” cơ hội này nên hệ vi sinh đường ruột sẽ có các chủng vi khuẩn khác với bé sinh thường [4].

Các nghiên cứu phát hiện trẻ sinh mổ không có các chủng vi khuẩn có ở trẻ em và người trưởng thành khỏe mạnh, thay vào đó, hệ vi sinh đường ruột của bé lại có tỷ lệ hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [4], [5]. Sự khác biệt ở hệ vi sinh đường ruột này được cho là có thể làm giảm khả năng phòng chống lại các tác nhân gây bệnh đường ruột, như viêm dạ dày ruột và khiến nguy cơ mắc bệnh của trẻ cao hơn [1]. Không dừng lại ở đó, sự mất cân bằng, loạn khuẩn đường ruột còn ảnh hưởng xấu đến khả năng đề kháng, khiến trẻ dễ bị viêm nhiễm cả sau khi lớn lên [6]. Kết quả nghiên cứu cho thấy bé sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém hơn 1,5 lần so với bé sinh thường [7].

Trẻ bị viêm dạ dày ruột có biểu hiện như thế nào? Khi nào mẹ cần đưa bé đi khám?

Biểu hiện viêm dạ dày ruột ở mỗi bé có thể khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng thường thấy mà mẹ cần lưu ý [3], [8]:

  • Nôn mửa
  • Đau bụng, đầy hơi
  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Biếng ăn
  • Cơ thể lờ đờ, uể oải

Khi chăm sóc bé bị viêm dạ dày ruột, điều quan trọng là cần cố gắng bù nước cho trẻ. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ cần duy trì cho bé bú thường xuyên [8]. Ưu tiên hàng đầu là sữa mẹ vì bé bú mẹ không chỉ được bù nước mà còn được nhận các dưỡng chất giúp bé củng cố hệ miễn dịch và chống lại nhiễm trùng như HMO, nucleotides và lợi khuẩn, đặc biệt là chủng lợi khuẩn Bifidobacterium [9], [10], [11], [12], [13].

Với các bé lớn, mẹ sẽ cần chú ý bù nước cho con. Cụ thể, mẹ nên cho trẻ uống nước sau khi nôn. Ở những lần bé nôn nhiều hoặc tiêu chảy, mẹ nên cho con uống từ 150 – 200ml nước [8]. Đồng thời, cần chú ý theo dõi nguy cơ bị mất nước, nếu con có các biểu hiện sau thì cần đưa trẻ đi khám ngay: [8], [14]

  • Miệng và lưỡi khô, số tã ướt ít, mắt trũng, tay chân lạnh, ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Tình trạng tiêu chảy không cải thiện sau 48 giờ
  • Nôn mửa liên tục và không thể giữ nước trong cơ thể, nhất là trẻ dưới 6 tháng
  • Có máu trong phân
  • Chất nôn lẫn máu hoặc có màu xanh lá
  • Đau bụng dữ dội, cáu gắt hoặc buồn ngủ

Làm thế nào để bảo vệ bé sinh mổ khỏi nguy cơ viêm dạ dày ruột?

Để bảo vệ trẻ sinh mổ, điều quan trọng là mẹ cần thực hiện các biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, trong đó, chăm sóc dinh dưỡng là giải pháp quan trọng hàng đầu. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho đến bé 2 tuổi [15]. Bởi sữa mẹ không chỉ có kháng thể giúp con chống lại nhiễm trùng [16] mà còn có các thành phần giúp bé tăng cường hệ miễn dịch với các dưỡng chất đã nhắc bên trên, cụ thể:

  • HMO (Human milk oligosaccharides): Đại dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose. HMO không chỉ có tác dụng khôi phục hệ vi sinh đường ruột, tăng lợi khuẩn, giảm hại khuẩn mà còn giúp cải thiện chức năng hàng rào ruột, điều chỉnh phản ứng của tế bào ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm ruột [17], [18], [19]. Đặc biệt, 2’-FL HMO đã được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [20], ngăn ngừa mầm bệnh [21]. Nghiên cứu còn cho thấy sự  kết hợp giữa 2’-FL HMO và 3-FL còn giúp giảm đáng kể sự bám dính của mầm bệnh, hỗ trợ hàng rào bảo vệ và nhu động ruột [22], [23], qua đó giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Nucleotide: Dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch. Đặc biệt, nghiên cứu còn cho thấy Nucleotides giúp bé giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy và hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [10], [11], [12].
  • Lợi khuẩn: Sữa mẹ là một trong những nguồn cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột của bé [23], Trong đó, Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn quan trọng trong sữa mẹ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng [13]. 

Trường hợp không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé. Mẹ nên ưu tiên nguồn dinh dưỡng đảm bảo các dưỡng chất như HMO, Nucleotides và lợi khuẩn Bifidobacterium để giúp con xây dựng và củng cố hệ miễn dịch vững vàng.

Bên cạnh đó, viêm dạ dày ruột có khả năng lây truyền cao nên mẹ cần thực hiện các biện pháp cách ly để phòng ngừa bệnh cho trẻ như [3],[8]:

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước thường xuyên, đặc biệt là trước khi cho trẻ ăn và sau khi thay tã.
  • Tập thói quen rửa tay cho trẻ bằng xà phòng và nước thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, các bề mặt trẻ thường xuyên tiếp xúc trong nhà.
  • Cách ly trẻ với mọi người xung quanh trong 48 giờ sau khi đã hết triệu chứng.
  • Tiêm vaccine phòng bệnh do rotavirus theo khuyến cáo từ Bộ Y tế.

Tóm lại, so với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ mắc viêm dạ dày ruột cao hơn [1]. Do đó, mẹ sẽ cần hết sức lưu ý trong việc chăm sóc và bảo vệ để xây dựng nền tảng miễn dịch vững vàng cho bé. Đặc biệt, mẹ cần nắm rõ các triệu chứng viêm dạ dày ruột ở trẻ em để kịp thời phát hiện. Trường hợp bé mắc phải bệnh lý này thì cần chú ý bù nước, chẳng hạn như cho bé uống thêm sữa, đồng thời theo dõi các biểu hiện của con và đưa bé đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường, mẹ nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Cesarean Delivery and Risk of Intestinal Bacterial Infection https://academic.oup.com/jid/article/201/6/898/888520 Ngày truy cập 6/9/2024

2. Pediatric Gastroenteritis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK499939/ Ngày truy cập 6/9/2024

3. Viêm dạ dày ruột https://www.childrens.health.qld.gov.au/__data/assets/pdf_file/0033/164769/gastroenteritis-fact-sheet-vietnamese.pdf Ngày truy cập 6/9/2024

4. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Ngày truy cập 6/9/2024

5. Korpela K et al (2018)

6. Delivery mode and risk of gastrointestinal disease in the offspring https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9812198/ Ngày truy cập 6/9/2024

7. Sevelsted et al. (2015)

8. Gastroenteritis in children https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/gastroenteritis-in-children Ngày truy cập 6/9/2024

9. Untangling human milk oligosaccharides and infant gut microbiome https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8671521/ Ngày truy cập 6/9/2024

10. Merolla et al (2000)

11. Yau et al (2003)

12. Pickering et al (1998)

13. Isolation of Bifidobacteria from Breast Milk and Assessment of the Bifidobacterial Population by PCR-Denaturing Gradient Gel Electrophoresis and Quantitative Real-Time PCR https://journals.asm.org/doi/10.1128/AEM.02063-08   Ngày truy cập: 28/10/2023

14. Gastroenteritis https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/gastro Ngày truy cập 6/9/2024

15. Breastfeeding https://www.who.int/health-topics/breastfeeding#tab=tab_2

16. Benefits of Breastfeeding https://my.clevelandclinic.org/health/articles/15274-benefits-of-breastfeeding Truy cập ngày 23/05/2023

17. Yu et al (2013)

18. Thomson et al (2018)

19. Human milk oligosaccharides: Shaping the infant gut microbiota and supporting health https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7332462/    

20. Reverri et al (2018)

21. Rousseaux et al (2021)

22. McJarrow et al (2021)

23. Weichert et al (2013)

Phiên bản hiện tại

06/12/2024

Tác giả: Ngọc Anh

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 06/12/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo