backup og meta

Trẻ bị lồng ruột nên ăn gì để mau lành bệnh? Hãy tìm hiểu ngay!

Trẻ bị lồng ruột nên ăn gì để mau lành bệnh? Hãy tìm hiểu ngay!

Việc nắm rõ được trẻ bị lồng ruột nên ăn gì sẽ giúp bố mẹ biết được các thực phẩm nào thân thiện với hệ tiêu hóa của bé yêu cũng như cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Lồng ruột ở trẻ em là vấn đề đường tiêu hóa khá hiếm gặp và cần được chữa trị kịp thời nhằm hạn chế tình trạng chuyển biến xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Mặt khác, trẻ bị lồng ruột nên ăn gì cũng trở thành chủ đề được quan tâm, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp con yêu có đủ năng lượng, sức khỏe để mau lành bệnh. Mời bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau! 

Trẻ bị lồng ruột nên ăn gì?

Các thực phẩm trẻ bị lồng ruột nên ăn mà bố mẹ có thể tham khảo bao gồm:

1. Thực phẩm lỏng, dễ tiêu

Chế độ dinh dưỡng tốt nhất trong quá trình hồi phục cho trẻ bị lồng ruột chính là những món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa và sau đó dần chuyển sang thức ăn dạng đặc. Thực phẩm lỏng sẽ không gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa cũng như dễ dung nạp, giảm nguy cơ buồn nôn khi bé ăn. Một số thức ăn lỏng được gợi ý gồm:

  • Nước hầm rau củ, xương: Những dưỡng chất tốt lành như vitamin, protein, sắt, kẽm sẽ dễ dàng được hấp thụ khi bé uống nước hầm từ xương, thịt hoặc từ những loại rau củ quả như bí, cà rốt, su su, khoai tây… Món nước hầm sẽ có vị ngọt tự nhiên, dễ ăn mà bố mẹ cũng chẳng mất công nêm nếm. 
  • Rau củ xay nhuyễn, ninh nhừ: Bên cạnh nước hầm thì để giúp bố mẹ có thêm lựa chọn cho thắc mắc trẻ bị lồng ruột nên ăn gì, bạn có thể nghĩ đến các loại rau củ xay nhuyễn chẳng hạn như bí đỏ, cà rốt, rau bó xôi cùng với một chút thịt băm. Món ăn này không những ngon mà cũng giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động nhẹ nhàng trong quá trình xử lý thực phẩm.
  • Sữa chua: Sữa chua cũng nên có trong danh sách trẻ bị lồng ruột nên ăn gì. Sữa chua rất dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng tốt. Bé có thể ăn một vài thìa trong thời gian đầu và sau đó tăng dần số lượng. Bố mẹ nên cho bé ăn sữa chua ít đường vì loại này dễ tiêu hóa hơn sữa chua thông thường.

2. Trẻ bị lồng ruột nên ăn gì? Nên chọn đa dạng thực phẩm từ các nhóm

Một vài tuần sau khi thực hiện phẫu thuật chữa lồng ruột ở trẻ nhỏ, bé đã có thể bắt đầu ăn thức ăn đặc. Tình trạng đau bụng, buồn nôn và nôn thường thuyên sẽ giảm vào thời điểm này và thức ăn đặc được dung nạp dễ dàng. 

Cơ thể trẻ nhỏ sẽ cần nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất để phục hồi. Một chế độ ăn uống cân bằng và bao gồm các loại thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm để có nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Ngũ cốc nguyên hạt, thịt, trái cây tươi và rau, cá, trứng và đậu là những lựa chọn tuyệt vời.

Bố mẹ có thể tham khảo nhóm các thực phẩm trong tháp dinh dưỡng dưới đây để tính toán khẩu phần phù hợp cho bé yêu.

trẻ bị lồng ruột không nên ăn gì

3. Thực phẩm thúc đẩy vết thương mau lành

Nếu bé vừa trải qua các thủ thuật y tế để chữa trị chứng lồng ruột và bạn cũng đang băn khoăn suy nghĩ trẻ bị lồng ruột nên ăn gì thì có thể xem xét các loại thực phẩm giúp thúc đẩy quá trình lành thương chẳng hạn như protein, carbohydrate và chất béo. Tất cả các chất dinh dưỡng này đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của bé yêu. 

  • Protein: Protein cần thiết cho sự hình thành collagen, tạo thành mô liên kết lấp đầy khoảng trống tại vết mổ và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
  • Carbohydrate: Carbohydrate cung cấp năng lượng và giúp phục hồi các mạch máu. Bố mẹ có thể bổ sung carbohydrate cho bé từ trái cây, rau, gạo nguyên cám và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chất béo: Chất béo rất cần thiết để duy trì tính toàn vẹn và sức mạnh của màng tế bào. Một số chất béo lành mạnh như dầu ô liu có thể được sử dụng cùng với các loại hạt, hạt và quả bơ.

4. Thực phẩm tăng cường sức đề kháng

Vitamin và khoáng chất rất cần thiết để tăng cường hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc lây nhiễm ở đường tiêu hóa cũng như giúp trẻ bị lồng ruột phục hồi nhanh chóng. Một số khoáng chất, thực phẩm tăng cường mà bị trẻ bị lồng ruột nên ăn gồm:

  • Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm là một khoáng chất rất quan trọng giúp thúc đẩy quá trình chữa bệnh và tăng cường hệ miễn dịch. Khoáng chất này cần thiết để sản xuất tế bào bạch cầu và được tìm thấy nhiều trong sữa, hải sản, các loại hạt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A: Vitamin A cực kỳ quan trọng và ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách duy trì tính toàn vẹn của niêm mạc hô hấp và ruột. Bé có thể được bổ sung thêm vitamin A từ cà rốt, bí đỏ, cá…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C giúp tạo ra các kháng thể chống lại vi khuẩn và vi rút. Loại vitamin này xuất hiện đa dạng trong các thực phẩm như súp lơ, bông cải, đu đủ, các loại trái cây… 

Bên cạnh đó, ba mẹ hãy bổ sung thêm các chất béo tốt như DHA, omega 3-6-9 thông qua rau xanh, cá hồi, cá ngừ, đậu phụ nhằm đem đến cho bé yêu 1 chế độ dinh dưỡng toàn vẹn nhất trong quá trình hồi phục sau khi bị lồng ruột. 

Trẻ bị lồng ruột không nên ăn gì?

trẻ bị lồng ruột nên kiêng ăn gì

Sau khi tìm hiểu trẻ bị lồng ruột nên ăn gì thì những thực phẩm mà bé bị lồng ruột nên tránh cũng cần được bố mẹ quan tâm không kém. Điều này là nhằm hạn chế nguy cơ hệ tiêu hóa gặp căng thẳng khi phải xử lý thức ăn chưa phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bé. 

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ: Các thực phẩm chiên xào không phải là thực phẩm mà trẻ bị lồng ruột nên ăn sau khi thực hiện chữa trị lồng ruột hay đang ở giai đoạn phục hồi vì dễ gây khó tiêu, nôn mửa cũng như đầy bụng, ợ hơi. 
  • Thức ăn chứa đường phụ gia: Bạn vẫn có thể cho bé ăn thực phẩm chứa đường tự nhiên như trái cây, rau củ quả nhưng nên hạn chế cho trẻ ăn các món được nêm thêm đường hoặc kẹo, bánh ngọt, kem… nhằm hạn chế nguy cơ bé bị tiêu chảy. 

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bố mẹ biểt được trẻ bị lồng ruột nên ăn gì. Chế độ dinh dưỡng thông minh và hợp lý sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu đồng thời cung cấp đầy đủ khoáng chất, năng lượng giúp con phục hồi tốt hơn. 

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Intussusception 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/intussusception/symptoms-causes/syc-20351452   ngày truy cập 08/02/2022

Intussusception – children. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000958.htm. ngày truy cập 08/02/2022

Intussusception

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10793-intussusception  ngày truy cập 08/02/2022

Intussusception in Children https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=intussusception-90-P02002 ngày truy cập 08/02/2022

Intussusception In Babies, Children, and Adults

https://www.emedicinehealth.com/intussusception_in_babies_children_and_adults/article_em.htm ngày truy cập 08/02/2022

Intussusception – Topic overview. http://www.webmd.com/children/tc/intussusception-topic-overview. ngày truy cập 08/02/2022

Phiên bản hiện tại

09/02/2022

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 09/02/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo