Suy gan cấp là tình trạng sức khỏe nguy hiểm không chỉ tác động đến gan mà nhiều bộ phận khác trong cơ thể cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng. Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
Suy gan cấp (ALF) mô tả tình trạng hàng loạt tế bào gan chết hoặc chịu thương tổn nặng nề trong một khoảng thời gian ngắn. Lúc này, các chức năng của gan cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp, dẫn đến sức khỏe của bạn sẽ suy giảm nhanh chóng, thậm chí có trường hợp hôn mê. Quá trình này diễn ra rất nhanh nên việc điều trị y khoa kịp thời cho người bệnh rất quan trọng.
Tình trạng suy gan cấp có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, thực tế rất hiếm những trường hợp suy gan cấp xuất hiện ở trẻ nhỏ.
Nguyên nhân suy gan cấp ở trẻ
Nhiều yếu tố có khả năng dẫn đến suy gan cấp. Ví dụ như, acetaminophen (Tylenol) là một loại thuốc phổ biến có nguy cơ ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của gan. Điều này có thể xảy ra nếu người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, dùng sai liều hoặc uống quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn.
Một số nguyên nhân khác của suy gan cấp cũng tương đối phổ biến, chẳng hạn như:
- Điều kiện trao đổi chất. Bạn có thể gặp vấn đề với các quá trình hóa lý diễn ra bên trong gan
- Nhiễm trùng hoặc nhiễm virus
- Rối loạn chức năng miễn dịch
- Tình trạng tim mạch có thể gây thiếu máu cung cấp cho gan
Thông thường, nguyên nhân suy gan cấp ở trẻ nhỏ không thể xác định rõ. Theo kết quả từ một cuộc nghiên cứu gần đây, trong vòng một thập kỷ trở lại, khoảng 44% trẻ nhỏ mắc bệnh suy gan cấp. Nguy hiểm hơn, 63% trong số đó là trẻ dưới 2 tuổi.
Theo một số chuyên gia, nguyên nhân gây suy gan cấp ở trẻ nhỏ có thể là:
Đối với trẻ sơ sinh
- Nhiễm trùng: Herpes simplex, echovirus, adenovirus, viêm gan B, parvovirus…
- Chịu ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc hoặc độc tố: Acetaminophen
- Tình trạng tim mạch: Oxy hóa qua màng ngoài cơ thể, hội chứng thiểu sản tim trái, sốc, ngạt, viêm cơ tim
- Gặp vấn đề với quá trình chuyển hóa: Galactosemia, tyrosinemia, dự trữ sắt, tình trạng ty thể, HFI, oxy hóa axit béo…
- Tình trạng miễn dịch: Viêm gan tự miễn, rối loạn miễn dịch, suy giảm miễn dịch, hội chứng thực bào máu
Bạn có thể muốn tìm hiểu: Hội chứng thực bào máu là gì và Hội chứng thiểu sản tim trái là bệnh gì
Đối với trẻ nhỏ (từ hai tuổi trở lên)
- Nhiễm trùng: Viêm gan A, B và D, viêm gan NANB, virus Epstein-Barr, virus cytomegalo, herpes, leptospirosis…
- Chịu ảnh hưởng từ tác dụng phụ của thuốc hoặc độc tố: Axit valproic, isoniazid, halothane, acetaminophen, nấm, phốt pho, aspirin…
- Tình trạng tim mạch: Viêm cơ tim, đã trải qua phẫu thuật tim, bệnh cơ tim, hội chứng Budd-Chiari
- Gặp vấn đề với quá trình chuyển hóa: Oxy hóa axit béo, hội chứng Reye, bệnh bạch cầu…
- Tình trạng miễn dịch: Viêm gan tự miễn, rối loạn miễn dịch, suy giảm miễn dịch, hội chứng thực bào máu
Triệu chứng suy gan cấp
Những triệu chứng suy gan cấp ở trẻ nhỏ thường bao gồm:
- Đau dạ dày
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
- Buồn nôn và nôn
- Vàng da và/hoặc vàng mắt
Trong vài trường hợp cá biệt, trẻ có thể gặp phải bệnh não gan hoặc chứng rối loạn đông máu.
Bệnh não gan luôn xảy ra khi trẻ bị suy gan đột ngột và nặng. Trẻ sơ sinh và nhỏ hơn 28 ngày tuổi sẽ không biểu hiện rõ triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, tình trạng vàng da ở trẻ rất dễ nhận thấy.
Mặt khác, trẻ từ 28 ngày tuổi trở lên có thể cáu kỉnh, khóc nhiều và cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, trẻ có xu hướng muốn ngủ nhiều vào ban ngày thay vì ban đêm khi bệnh não gan xuất hiện.
Bên cạnh đó, bạn có thể tìm thấy những dấu hiệu như tức giận, khó ngủ, hay quên đồ, bối rối hoặc thường xuyên cảm thấy buồn ngủ ở những trẻ lớn hơn.
Chẩn đoán suy gan cấp
Các chuyên gia sẽ đưa ra xác nhận chẩn đoán trẻ có mắc phải bệnh suy gan cấp hay không dựa vào kết quả từ nhiều xét nghiệm, bao gồm:
- Dấu hiệu rối loạn tâm thần (bệnh não gan)
- Nồng độ men gan tăng cao
- Vàng da
- Rối loạn đông máu
Nếu kết quả chẩn đoán của trẻ dương tính, bạn nên cho trẻ nhập viện càng sớm càng tốt để bác sĩ có thể kịp thời tìm hiểu tình trạng và đưa ra phương hướng điều trị thích hợp.
Điều trị suy gan cấp ở trẻ nhỏ
Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để chọn lựa phương pháp điều trị suy gan cấp phù hợp và hiệu quả nhất cho trẻ. Một số trường hợp có thể được chữa trị bằng thuốc, số khác lại cần ghép gan.
Hỗ trợ chăm sóc
Ở một số ít trường hợp, trẻ có thể tự khỏi bệnh khi được điều trị dứt điểm các triệu chứng. Thông thường, các ca này đều có nguyên nhân suy gan cấp là do nhiễm virus. Bên cạnh đó, sức khỏe của gan cũng đủ tốt để tự hồi phục.
Điều trị bằng thuốc
Nếu suy gan cấp xảy ra do tình trạng tim mạch hoặc tác dụng phụ của thuốc gây nên, đôi khi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho trẻ để điều trị. Các loại thuốc đặc hiệu theo toa có khả năng cải thiện tình trạng của trẻ nếu áp dụng ngay từ đầu.
Mặt khác, các chuyên gia cũng có thể khuyến nghị bạn giải quyết những vấn đề liên quan đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bằng thuốc hoặc chế độ ăn uống lành mạnh nếu chúng chưa gây nên bất kỳ thiệt hại không thể phục hồi ở trẻ.
Ghép gan
Khoảng 40% trẻ rơi vào trường hợp suy gan cấp tính cần ghép gan để có thể sống tiếp. Ngoài ra, ghép gan cũng là sự lựa chọn duy nhất đối với những người không thể xác định rõ nguyên nhân gây suy gan.
Tuy nhiên, để thực hiện phẫu thuật ghép gan, trẻ cần phải đạt một số yếu tố như:
- Nguyên nhân gây bệnh
- Tỷ lệ cấy ghép thành công cao
- Số lượng cơ quan chịu ảnh hưởng
- Não bị tổn thương đến mức nào
- Khả năng não có thể phục hồi sau khi ghép gan thành công
Bạn có thể quan tâm: Bạn cần biết gì về tiêu chuẩn ghép gan?
Một số phương án điều trị suy gan cấp khác
- Điều trị bệnh não gan: ngăn chặn các sản phẩm độc tố sản sinh từ gan
- Điều trị chứng rối loạn đông máu
Triển vọng cho trẻ
Suy gan cấp ở trẻ nhỏ rất hiếm. Cơ hội trẻ hồi phục sau quá trình điều trị chủ yếu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tuổi tác của chúng. Ngoài ra, giai đoạn tiến triển của bệnh và lượng não chịu tổn thương cũng ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Tỷ lệ thành công của trẻ mắc bệnh suy gan cấp được ghép gan lên tới 90%.
[embed-health-tool-vaccination-tool]